Trang chủ Lớp 7 Soạn văn Lớp 7 SGK Cũ Bánh trôi nước Cảm nhận hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ cùng tên

Cảm nhận hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ cùng tên

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn; Mà em vẫn giữ tẩm lòng son

Trong bài "Bánh trôi nước" nhà thơ đã khẳng định:

"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tâm lòng son"

Em hiểu hai câu thơ trên như thế nào? Hãy lấy hình tượng người phụ nữ trong một số truyện Việt Nam mà em biết để minh họa.

Bài “Bánh trôi nước” của nhà thơ Hồ Xuân Hương là một bài thơ nổi tiếng của bà. Bài thơ tả thực cái bánh trôi mà hàm ý nghĩa ẩn dụ nói về người phụ nữ:
 
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tẩm lòng son”
 
Nghĩa tả thực của hình ảnh khá rõ: Bánh dù rắn dù nát do tay người nặn nhưng nhân bánh vẫn hồng sắc đỏ. vấn đề là ý nghĩa ẩn dụ của nó, “Rắn nát” là số phận hẩm hiu, cuộc đời thua kém, không may bất hạnh của người phụ nữ. “Tay kẻ nặn” là xã hội xưa kia - xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền độc đoán, dạo đức cứng nhắc, giả dối, gieo đau khổ cho người phụ nữ. Nhưng “em vẫn giữ tấm lòng” nghĩa là vẫn kiên trinh ngay thẳng, trong trắng, giữ vững phẩm giá của minh. Hai câu thơ vừa là lời oán trách xã hội bất công vừa là lời khẳng định phẩm giá tốt đẹp của người phụ nữ. Nhiều truyện cổ của ta đã đề cao phẩm giá của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đen tối chà đạp lên quyền sông của họ.
 
Nhân vật Vũ Nương trong Chuyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ là một bằng chứng.
 
Nàng là một phụ nữ đức hạnh bị mắc tiếng oan, chết vì một chuyện không đâu. Chồng đi lính vắng nhà, nàng thủy chung, đảm đang nuôi con thơ, nuôi mẹ chồng. Chồng về, nghe câu nói ngây thơ của đứa con nhỏ dại vội nghi nàng không chung thủy. Nàng đã thống thiết minh oan, người chồng đa nghi thiếu trí tuệ, ỷ thói nam quyền đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương phải tìm đến một dòng sông, tự minh oan cho mình bằng cái chết bi thảm. Rõ ràng đời Vũ Nương “rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Nhưng sống cũng như chết, nàng “vẫn giữ tấm lòng son”: nàng chung thủy với chồng, hiếu thảo với mẹ chồng, đời nàng sáng trong như ngọc. Đến khi chết rồi sống dưới Thủy cung, nàng vẫn còn giữ nguyên tình nghĩa với quê hương, tổ tiên, chồng con, tha thiết muốn quay về với trần thế, với cuộc đời. Nhưng bi kịch đã xảy ra rồi, nàng đành ngậm ngùi sống dưới Thủy cung với trái tim như ngọc.

Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng là một ví dụ tương tự. Đời nàng là một bể khổ, nổi danh tài sắc mà chìm nổi lênh đênh. “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”, một lần bán mình, hai lần vào lầu xanh, hai lần làm tôi tớ, hai lần phải tự tử, không biết bao lần sỉ nhục, mỗi lần vươn lên mong thoát khỏi cuộc đời ô nhục thì lại bị dìm sâu hơn:
 
Hết nạn ấy đến. nạn kia
Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần
 
Nàng bị xã hội cũ dồn tới những cảnh sống đen tối không còn là của con người nhưng nàng “vẫn giữ tấm lòng son”. Mười lăm năm lưu lạc vẫn khôn nguôi nỗi nhớ quê hương, cha già mẹ yếu, tình xưa nghĩa cũ, rạch ròi yêu ghét, ân oán đôi đường, có ân trả nghĩa, có oán trả thù. Điều kiện để thực hiện khả năng ấy là nhà văn phải có tài quan sát và vốn sống phong phú, có trình độ tư duy cao, phát hiện và khái quát sâu sắc được đời thường, có tấm lòng trong sáng và tất nhiên phải có năng khiếu và tài năng.

Copyright © 2021 HOCTAP247