Trang chủ Lớp 7 Soạn văn Lớp 7 SGK Cũ Bánh trôi nước Dàn ý cảm nhận về bài bánh trôi nước của Hồ Xuân hương

Dàn ý cảm nhận về bài bánh trôi nước của Hồ Xuân hương

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Dàn ý cảm nhận về bài bánh trôi nước

     Thân phận của người phụ nữ qua các thế hệ luôn là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm bởi tầm quan trọng cũng như tính bức thiết của nó. Và Hồ Xuân Hương cũng là một trong số đó, thể hiện qua chính những tác phẩm của mà mà tiêu biểu nhất phải kể đến đó là Bánh trôi nước. Phần cảm nhận về bài Bánh trôi nước dưới đây sẽ làm rõ lên điều ấy. 

Dàn ý cảm nhận về bài thơ bánh trôi nước

Mở bài cảm nhận về bài thơ bánh trôi nước

-     Hồ Quỳnh Hương, bà chúa thơ Nôm của Việt Nam

-     “Bánh trôi nước”, sáng tác như để nói lên nỗi lòng của những người phụ nữ trong chế độ phong kiến.

Dẫn bài thơ:

                             Thân em vừa trắng lại vừa tròn

                             Bảy nổi ba chìm với nước non

                             Rắn nát mặc dầu tay kẻ lặn

                             Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Xem thêm:

Bánh trôi nước: Nội dung, hoàn cảnh sáng tác, dàn ý chi tiết

Cảm nghĩ của em về bài thơ Bánh Trôi nước

Thân bài cảm nhận về bài thơ bánh trôi nước

-     Nội dung tổng quan của bài thơ là mượn hình ảnh loại bánh cùng tên với bài thơ-bánh trôi

-     Từ đó tố cáo lên tội ác của chế độ cũ khi đã đánh giá thấp và chà đạp lên thân phận đàn bà.

-     Thế nhưng trong hoàn cảnh đó họ vẫn luôn giữ được những phẩm chất tốt đẹp của mình.

Phân tích 2 câu đầu của bài thơ:

-     Hình ảnh ẩn dụ thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ

-     Nhưng thân phận họ cũng như bánh trôi nào đâu được ở yên, được tự lựa chọn số mệnh đời mình

-     Nếu may mắn thì còn được hạnh phúc, được yêu thương, thế nhưng nếu không thì sẽ lại là cảnh hồng nhan đầy gian truân chẳng ai nâng niu. 

-     Dùng hình ảnh giản dị, mộc mạc là chiếc bánh trôi nước thôi cũng có thể làm nổi bật lên vẻ đẹp trong tâm hồn của người phụ nữ cũng như những bấp bênh cuộc đời bắt họ gánh chịu.

Phân tích 2 câu cuối của bài thơ: 

-     Tiếng cam chịu của thân phận những đóa hoa bạc mệnh trước số phận, khi họ buông xuôi mặc cho “tay kẻ nặn”

-     Một xã hội đầy sự bất công và vô lý, chà đạp lên những người phụ nữ chân yếu tay mềm từ thể xác cho tới tâm hồn. 

-     Thế nhưng xen kẽ những sự cam chịu ấy, ta lại thấy được trong đó sự quả quyết đầy tự hào, là tiếng lòng của tất cả những người phụ nữ.

-     Người con gái xưa không chỉ đẹp về ngoại hình mà còn mang cả một tấm lòng yêu thương, thủy chung, son sắt và đầy bản lĩnh. 

Xem thêm:

Thân phận bi thương của người phụ nữ qua ca dao: Thân em như hạt mưa sao... Thân me như hạt mưa rào

Vẻ đẹp hiện đại và truyền thống của người phụ nữ qua bài thơ Sóng- Xuân Quỳnh

Kết bài cảm nhận về bài thơ bánh trôi nước

-     Nghệ thuật miêu tả của bà vô cùng tinh tế, không mang chút thô tục lại đi kèm với cách chơi chữ vô cùng phóng khoáng, tạo nên một phong cách thơ độc đáo, táo bạo. 

-     Hồ Xuân Hương lên án cảnh tỉnh với sự độc ác của xã hội cũ khi nỡ lòng chà đẹp và kịp hãm đi sự phát triển của cả một giới tính với đầy những điều đáng quý.  

-     Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng, ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và giá trị nhân phẩm của mình. Đây cũng chính là điều khiến bài thơ gây ấn tượng cho chính những người đọc. 

 

Copyright © 2021 HOCTAP247