Tóm tắt bài
1.1. Một lãnh thổ rộng lớn
- Châu Mĩ rộng 42 triệu Km2, nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây. Trải dài từ vòng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam.
- Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Tây giáp Thái Bình Dương,phía Đông giáp Đại Tây Dương.
- Kênh đào Pa-na-ma nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
1.2. Vùng đất của dân nhập cư. Thành phần chủng tộc đa dạng
- Trước thế kỉ XVI, có người Ex-ki-mô và người Anh-điêng thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít sinh sống
- Do lịch sử nhập cư lâu dài, Châu Mĩ có thành phần chủng tộc đa dạng: Môn-gô-lô-ít, Ơ-rô-pê-ô-ít , Nê-grô-ít, Các chủng tộc ở Châu Mĩ đã hoà huyết, tạo nên các thành phần người lai.
Câu 1: Quan sát hình 35.1 (trang 110 SGK Địa lý 7), cho biết châu Mĩ tiếp giáp với những đại dương nào? Tại sao nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây?
- Châu Mĩ tiếp giáp với 3 đại dương lớn: Đại Tây Dương, Thái Binh Dương và Bắc Băng Dương.
- Nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây vì các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của châu Mĩ đều thuộc bán cầu Tây.
Câu 2: Quan sát hình 35.1 (trang 110 SGK Địa lý 7), cho biết ý nghĩa kinh tế của kênh đào Pa-na-ma.
- Kênh đào Pa-na-ma đã rút ngắn con đường đi biển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Nhờ kênh đào này mà việc giao lưu giữa các nền kinh tế vùng châu Á – Thái Bình Dương với nền kinh tế Hoa Kì.
- Kênh đào đã đem lại lợi ích rất lớn cho Hoa Kì, ngày nay kênh đào đã trao trả cho Pa-na-ma.
Câu 3: Quan sát hình 35.2 (trang 111 SGK Địa lý 7), nêu các luồng nhập cư vào châu Mĩ.
- Tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở khu vực Bắc Mĩ với dân cư ở khu vực Trung và Nam Mĩ?
- Các luồng nhập cư vào châu Mĩ:
- Luồng người từ Anh, Pháp, I-ta-li-a, Đức…
- Luồng người từ Tây Ban Nha.
- Luồng người từ Bồ Đào Nha.
- Có sự khác nhau về ngôn ngữ của dân cư Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ là do lịch sử nhập cư.
- Bắc Mĩ sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh.
- Trung và Nam Mĩ, ngôn ngữ chủ yếu là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Câu 4: Lãnh thổ châu Mĩ (phần lục địa) kéo dài trên khoảng bao nhiêu vĩ độ?
- Lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến cận cực Nam: 71o57′ Bắc đến 53o54′ Nam.
Câu 5: Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ?
- Các luồng nhập cư khiến cho thành phần dân cư ở châu Mĩ rất đa dang (người da đen, da trắng, da vàng và người lai).
- Đa số thành phần dân cư châu Mỹ là dân nhập cư thuộc đủ các chủng tộc trên thế giới. (chủng tộc Nê-gro-it bị bắt sang làm nô lệ, chủng tôc Ơ-rô-pê-ô-ít sang xâm chiếm đất đai,.v.v…) Mà khi mỗi chủng tộc sống với nhau thì sẽ hòa quyện huyết thống tạo ra chủng tộc người lai. Châu Mĩ có thành phần chủng tộc đa dạng.
3. Luyện tập và củng cố
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 35 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
-
A.
40 triệu km2
-
B.
41 triệu km2
-
C.
42 triệu km2
-
D.
43 triệu km2
-
-
A.
Không đến 60km
-
B.
Không đến 70km
-
C.
Không đến 50km
-
D.
Không đến 40km
Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 7 Bài 35 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 112 SGK Địa lý 7
Bài tập 2 trang 102 SGK Địa lý 7
Bài tập 1 trang 82 SBT Địa lí 7
Bài tập 2 trang 82 SBT Địa lí 7
Bài tập 3 trang 83 SBT Địa lí 7
Bài tập 4 trang 83 SBT Địa lí 7
Bài tập 1 trang 30 Tập bản đồ Địa Lí 7
Bài tập 2 trang 30 Tập bản đồ Địa Lí 7
Bài tập 3 trang 30 Tập bản đồ Địa Lí 7
4. Hỏi đáp Bài 35 Địa lí 7
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!