Địa lí 7 Bài 52: Thiên nhiên châu Âu (tt)

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Tóm tắt nội dung

1.2. Nội dung bài học

1. Các môi trường tự nhiên

Nội dung Môi trường ôn đới Hải Dương Môi trường ôn đới lục địa Môi trường ôn đới Địa Trung Hải Môi trường núi cao
Phân bố

Ven biển Tây Âu như Anh, Pháp, Ai–len

Khu vực Đông Âu Các nước Nam Âu và ven Địa Trung Hải Vùng núi An-pơ, Miền núi trẻ phía Nam
Phân tích biểu đồ

Hình 52.1. Biểu đồ nhiệt độ vàlượng mưa tại trạm Bret (Pháp)

(Hình 52.1. Biểu đồ nhiệt độ vàlượng mưa tại trạm Bret (Pháp))

  • Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của trạm Bret:
    • Nhiệt độ mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 6): từ 10 – 15oC.
    • Mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 12): 8 – 13,5oC.
    • Lượng mưa: 820 mm/năm.

Hình 52.2. Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa tại trạm Ca-dan (Liên Bang Nga)

(Hình 52.2. Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa tại trạm Ca-dan (Liên Bang Nga)

  • Phân tích biểu đồ nhiệt dộ và lượng mưa tại trạm Ca-dan:
    • Mùa hè (tháng 4 đến tháng 6): 3,5 – 18oC.
    • Mùa đông (tháng 10 đến tháng 12): 3,5 – xuống âm 10oC.
    • Lượng mưa ít: 443 mm/năm.

Hình 58.2. Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Palecmo (Italia)

(Hình 58.2. Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Palecmo (Italia))

  • Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa tại trạm Pa-lec-mô:
    • Mùa hạ (tháng 4 đến tháng 6): 16 – 23oC.
    • Mùa đông (tháng 10 đến tháng 12): 11 – 17oC.
    • Lượng mưa trung bình: 711 mm/năm.

Hình 52.4. Sơ đồ phân bố thực vật theo độ cao của dãy núi Anpo

(Hình 52.4. Sơ đồ phân bố thực vật theo độ cao của dãy núi Anpo)

  • Trên dãy núi An-pơ có 5 đai thực vật
    • Đồng ruộng làng mạc: độ cao dưới 800m
    • Rừng hỗn giao: độ cao từ 800>1800m
    • Rừng lá kim: độ cao 1800 > 2200m
    • Đồng cỏ núi cao: độ cao 2200 > 3000m 
    • Băng tuyết: trên 3000m
Khí hậu

Mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm, nhiệt độ >00 c. Mưa quanh năm

Ấm, ẩm

Mùa hè nóng, có mưa, mùa đông lạnh khô, có tuyết rơi (sâu nội địa)

Mùa hè nóng khô, mùa đông không lạnh, mưa nhiều

Mưa nhiều ở sườn đón gió phía tây 

Nhiệt độ thay đổi theo độ cao. Mưa nhiều ở sườn Tây.

Sông ngòi

Nhiều nước quanh năm

Không đóng băng

Nhiều nước mùa xuân - hè

Mùa đông đóng băng

Sông ngòi ngắn và dốc, nhiều nước vào thu – đông, mùa hạ ít nước

 
Thực vật

Rừng lá rộng

Thay đổi từ B -> N

Rừng lá kim và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích

Rừng thưa. Cây lá cứng và bụi gai phát triển quanh năm

Thực vật thay đổi theo độ cao
Nguyên nhân

Ảnh hưởng của DBN Bắc đại tây dương

Vị trí sâu trong nội địa ít chịu ảnh hưởng của biển và gió tây ôn đới

Vị trí địa lí (nằm ở phía nam châu lục)

 

2. Luyện tập và củng cố

Học xong bài này các em cần:

  • Nêu và giải thích ở mức độ đơn giản sự khác nhau giữa các kiểu môi trường ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, địa trung hải, núi cao
  • Đọc bản đồ, phân tích bản đồ khí hậu
  • Phân tích tranh ảnh để name được các đặc điểm của môi trường và mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên của từng môi trường

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 52 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 7 Bài 52 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 158 SGK Địa lý 7

Bài tập 2 trang 158 SGK Địa lý 7

Bài tập 1 trang 113 SBT Địa lí 7

Bài tập 2 trang 113 SBT Địa lí 7

Bài tập 3 trang 114 SBT Địa lí 7

Bài tập 4 trang 114 SBT Địa lí 7

3. Hỏi đáp Bài 52 Địa lí 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247