Tìm hiểu chung về văn nghị luận- soạn văn 7

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1. Đọc bài văn "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội" (Tr.9-10 SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi.

   a) Đây có phải bài văn nghị luận không? Vì sao? 

   b) Tác giả đề xuất ý kiến gì? Những dòng, câu văn nào thể hiện ý kiến đó? Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?

   c) Bài nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không? Em có tán thành ý kiến của bì viết không? Vì sao? 

    a) Đây là một bài văn nghị luận vì trong đó tác giả đã dùng lí lẽ để nêu lên ý kiến của mình về một vấn đề xã hội.

    b) Ý kiến đề xuất của tác giả: cần chống lại những thói quen xấu và tạo ra những thói quen tốt trong đời sống xã hội.

    Ý kiến đó được thể hiện trong các câu sau đây: đầu đề bài văn; “Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội”.

    Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra các lí lẽ sau đây:

     - Có thói quen tốt và thói quen xấu; 

     - Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa;

     - Tạo được thói quen tốt là rất khó, nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ.

    Các dẫn chứng kèm theo:

      - Thói quen tốt: luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...

      - Thói quen xấu: hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự, mất vệ sinh (gạt tàn thuốc ra nhà, vứt rác bừa bãi), ném cả mảnh thủy tinh vỡ ra đường làm người khác bị thương...

    c) Bài văn nghị luận này nhằm giải quyết một vấn đề có thực trong xã hội: đó là vấn đề ăn mất vệ sinh, không có ý thức thu gom rác vào một chỗ làm ô uế môi trường sống. 

     Ta thấy vấn đề tác giả nêu ra là đúng đắn. Mỗi người đều phải suy nghĩ để bỏ thói quen xấu, tạo nên các thói quen tốt.  

Câu 2. Hãy tìm hiểu bố cục của văn bản trên. (Soạn ngữ văn 7)

   Bài này chỉ cố hai phần:

    - Phần thứ nhất: từ đầu đến chỗ “chảy máu chân rất nguy hiểm”. Phần này bàn luận và chứng minh về các thói quen tốt và xấu (chủ yếu là nói về các thói quen xấu) trong xã hội.

    - Phần thứ hai: kết luận vấn đề.

Câu 3. Sưu tầm hai đoạn văn nghị luận và chép vào vở bài tập.

   Sau đây là một ví dụ về một đoạn văn nghị luận bàn về Truyện cười:

    “Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống, trong hành vi của người đời.

    Trong truyện cười, những hiện tượng đáng cười luôn luôn tự phơi bày ra dưới dạng tức cười, khiến người nghe (hoặc người đọc) bật cười.

    Cái đáng cười, xét chung, là cái trái tự nhiên, cái không hợp với lẽ thường... Nó có thể nảy sinh ra từ những sự hiểu lầm, sự lầm lỡ, hớ hênh thường tình, hoặc do những nhược điểm thông thường, những khiếm khuyết ai cũng có thể có. Cái cười do những điều này gây ra thường thiên về ý nghĩa mua vui. Nhưng nếu cái đáng cười gắn với những thói xấu thì cái cười do nó gây ra, ngoài ý nghĩa mua vui còn có ý nghĩa phê phán”.

Câu 4. Bài văn (Tr.10-11 SGK Ngữ văn 7 tập 2) là văn bản tự sự hay nghị luận.

     Phần đầu: Từ đầu cho đến “nước trong hồ luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú, con người”. Phần này mang nặng tính tự sự vì chủ yếu là kể về hai biển hồ ở Palextin.

     Phần sau: là phần còn lại. Phần này mang tính nghị luận vì nó dùng lí lẽ để nêu lên một định lí của cuộc sống: con người phải biết chan hòa, chia sẻ với mọi người xung quanh mới thực sự có hạnh phúc.

     Tóm lại đây là văn bản nghị luận viết theo lối quy nạp mà phần tự sự ở đầu đoạn văn chính là dẫn chứng được đưa ra trước để rồi từ đó rút ra một sụy nghĩ, một định lí trong cuộc sống con người.

Copyright © 2021 HOCTAP247