Trang chủ Lớp 7 Soạn văn Lớp 7 SGK Cũ Tìm hiểu chung về văn nghị luận Kiến thức lý thuyết cơ bản về lập luận chứng minh trong văn nghị luận

Kiến thức lý thuyết cơ bản về lập luận chứng minh trong văn nghị luận

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.    Khái niệm: Chứng minh trong nghị luận là phép lập luận dùng các lí lẽ, dẫn chứng xác thực, đáng tin cậy, được mọi người thừa nhận để chứng tỏ một luận điểm nào đó (một ý kiến, một nhận định, một đánh giá...) là đúng sai, có lợi hay có hại, đáng tin cậy hay không đáng tin cậy.
2.    Phương pháp làm bài văn lập luận chứng minh
2.1. Định rõ mục tiêu chứng minh
Đứng trước một đề tập làm văn, điều quan trọng là phải tìm hiểu, xác định được yêu cầu cần phải thực hiện. Đối với một bài làm văn chứng minh, khi phân tích tìm hiểu yêu cầu về nội dung chủ yếu là định rõ mục tiêu chứng minh, tức là phải xác định được thật đầy đủ và chính xác các khía cạnh cần chứng minh. Có làm được như vậy mới thấy được phương hướng, xác định được kết cấu, bố cục và đồng thời mới thấy được đúng đắn hướng tìm tòi, sưu tập của dẫn chứng.
Việc này không đơn giản. Trước hết cần phải quan tâm tới nghĩa của những từ có trong đề bài. Nhiều khi trong đó có nhiều từ khó, từ Việt gốc Hán. Việc định nghĩa từ rất cần thiết để xác định mục tiêu chứng minh. Nhưng nhiều khi cũng không khó, không có từ Hán Việt, việc tìm hiểu nghĩa của từ vẫn rất cần thiết. Trong tiếng Việt, thường gặp những trường hợp từ nhiều nghĩa. Cần phải xem trong những nghĩa đó, những nghĩa nào sẽ là mục tiêu chứng minh. Chú ý nghĩa của từ diên của từ đồng thời phải chú ý nghĩa trong văn cảnh.
Để xác định được mục tiêu chứng minh, ngoài việc quan tâm tới nghĩa của từ, còn phải nắm vững thuộc tính của các khái niệm. Chẳng hạn khi phải chứng minh câu nói: Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, của Hồ Chí Minh thì những thuộc tính của khái niệm yêu nước là: yêu làng xóm quê hương, yêu người thân, yêu nhân dân lao động, yêu cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước, tự hào với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đem hết sức mình làm cho dân giàu nước mạnh, chiến đấu quên mình không để kẻ thù xâm lược xâm phạm đến quê hương làng xóm, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp... Những nội dung đó cần phải được định rõ, nếu không, bài viết sẽ luẩn quẩn thiêu mạch lạc và không phong phú.
Trong nhiều trường hợp cần phải phân tích các phán đoán trong đề bài, mới xác định được mục tiêu chứng minh. Ví dụ, trong trường hợp cần chứng minh: Bảo vệ rừng và bảo vệ cuộc sống của chúng ta thì các phán đoán là: Bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người.
Báo vệ rừng chính là bảo vệ sự cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường sống của con người.
Vì cần phải xác định rõ mục tiêu chứng minh nên làm bài chứng minh thường phái qua giai đoạn giải thích. Nếu đề bài không yêu cầu giải thích thì giai đoạn này vẫn phải được suy nghĩ trong lúc xác định dàn ý của bài làm. Trong trường hợp đề bài you câu cá giải thích và chứng minh thì tất cả các luận điểm của phẩn giải thích đều là mục tiêu cần chứng minh trọn vẹn.
Định rõ mục tiêu chứng minh như đã nói ở trên đây là một việc làm rất quan trọng để nhận rõ luận điểm. Việc nhận thức rõ luận điểm như vậy sẽ chỉ đạo việc chọn tư liệu dẫn chứng tiếp theo.
2.2. Chọn lựa dẫn chứng
Yêu cầu cần đạt được của bài văn chứng minh là làm cho người đọc, người nghe hiểu, tin vấn đề đó là đúng, là sai... Muốn vậy phải có dẫn chứng và dẫn chứng là phương tiện chủ yếu tạo thành bài văn chứng minh. Tuy nhiên, cần phải lựa chọn hệ thống dẫn chứng theo mấy yêu cầu sau
a)    Tiêu biểu:
Dẫn chứng được chọn phải là những dẫn chứng tất cả mọi người khi được nghe nói tới đều biết và đều công nhận là có thực và có đầy đủ ý nghĩa để chứng minh cho một khía cạnh nào đó của mục tiêu chứng minh. Vì vậy, căn cứ vào mục tiêu chứng minh, cần phải xác định rõ từng khía cạnh của vấn đề trong mục tiêu đó, lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu cho từng mật. Trong văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh để chứng minh cho luận điểm: Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Bác đã nêu ra những dẫn chứng: Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung v.v...
b) Toàn diện:
Mỗi khía cạnh của mục tiêu chứng minh đều cần phải có dẫn chứng tiêu biểu. Một mục tiêu chứng minh có thể có nhiều khía cạnh. Cần chọn đủ dẫn chứng để chứng minh cho tất cả các khía cạnh của từng mục tiêu. Cần chú ý tính chất tương đối: không có dẫn chứng nào tiêu biểu cho tất cả các khía cạnh của một mục tiêu chứng minh nhưng cũng có những dẫn chứng tiêu biểu cho từng khía cạnh. Cần cân nhắc, lựa chọn những dẫn chứng có giá trị như vây đổ bài viết súc tích, phong phú mà không phô trương. 
2.3. Sắp xếp dẫn chứng:
Trong một bài văn nghị luận thường có nhiều luận điểm, luận cứ (ý lớn, ý nhỏ) Trong bài văn nghị luận theo phương pháp lập luận chứng minh cũng vậy. Từng luận điểm phải có nhiều dẫn chứng mới có thể tập hợp được thành hiện thực để đối chiếu với luận điểm nhằm đạt kết quả thuyết phục, làm cho người đọc tin tưởng chắc chắn rằng luận điểm nêu lên là có thực hoặc có khả năng rõ rệt trở thành hiện thực. Vì vậy, khi đã lựa chọn được các dẫn chứng theo các tiêu chuẩn đã nói ở trên phải chú ý sắp xếp thành những tập hợp dẫn chứng cho khoa học.
Khi tập hợp được nhiều dẫn chứng như vậy, trước hết phải chú ý các tính chất chung sau đây:
a)    Tính chất hệ thống của tập hợp dẫn chứng: Các dẫn chứng trong từng luận điểm, luận cứ phải gắn bó với nhau, nối tiếp nhau thành mạch liên tục, không đứt đoạn. Trong từng luận cứ, luận điểm, toàn bộ dẫn chứng phải gắn bó hữu cơ với nhau. Tập hợp dẫn chứng của toàn bài bao gồm toàn bộ dẫn chứng của các luận cứ luận điểm lại cần phải gắn bó hữu cơ thành một hệ thống. Người làm bài phải chọn lọc, sắp xếp và đặc biệt là phải phát hiện, chiết xuất được chất keo trong bản thân dẫn chứng để gắn chúng lại.
b)    Tính chất nhất quán: Cần đảm bảo các dẫn chứng trong từng luận cứ, luận điểm không mâu thuẫn nhau. Nội dung của từng luận cứ, luận điểm chỉ đạo tính chất nhất quán đó. Người làm bài phải nắm vững ý nghĩa tác dụng của các dẫn chứng để lựa chọn và vận dụng.
c)    Tính chất cân đối và đầy đủ: Tùy theo yêu cầu của bài, phải lựa chọn, cân nhắc cả về mặt số lượng và về mặt chất lượng của các dẫn chứng sưu tầm được phân bố đều, đầy đủ cho các luận cứ, luận điểm chính, phụ, chủ yếu, thứ yếu.. Đảm bảo vừa đủ để làm nổi rõ luận cứ, luận điểm chính. Tránh tình trạng vì dẫn chứng mà luận cứ, luận điểm này lấn át luận điểm khác. Đồng thời cũng cẩn tránh tình trạng dẫn chứng xô bồ lấn át nội dung của luận cứ, luận điểm.
Ngoài các tính chất trên, người làm bài cũng cần lưu ý tránh trùng lặp dẫn chứng trong các luận cứ, luận điểm khác nhau trong toàn bài. Một dẫn chứng thường có nhiều ý nghĩa và tác dụng. Phải chọn những dẫn chứng có ý nghĩa và tác dụng nổi bật nhất, phù hợp với yêu cầu của từng luận cứ, luận điểm.
Để đảm bảo tính chất trên, khi sắp xếp dẫn chứng cần phải cân nhắc, tuân theo những cách thức nhất định. Có nhiều cách sắp xếp dẫn chứng.
- Sắp xếp dẫn chứng theo trình tự thời gian: Tùy theo những mục tiêu cần chứng minh. Nội dung của bài làm nếu xuyên suốt dọc theo các giai đoạn, các thời đại lịch sử, tồn tại dài lâu theo năm tháng thì người làm bài cần chứng minh theo trình tự sắp xếp này. Cần lưu ý sự chính xác, đúng thứ tự trước sau của các sự kiện chọn làm dẫn chứng.
Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh, sau phần đặt vấn để, phấn giải quyết vấn đề gồm có hai đoạn: Đoan một trình bày toàn bộ những dẫn chứng tiêu biểu chọn trong quá khứ của lịch sử dân tộc. Đoạn hai gồm toàn bộ những dẫn chứng cụ thể chọn trong thực tế cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp của đồng bào ta ngày nay (năm 1951).
-    Sắp xếp dẫn chứng theo khía cạnh của vấn đề: Nhiều khi, trong một thời gian cố định xảy ra nhiều sự kiện, mỗi sự kiện đều mang những ý nghĩa, có tác dụng có thể thực hiện đúng từng mục tiêu chứng minh. Sự xê dịch về thời gian không trở thành yếu tố quan trọng nữa. Trong trường hợp này, người làm bài cán phân tích các vấn đề của từng mục tiêu. Đây là yêu cầu đòi hỏi phải vận dụng phương pháp phân tích, so sánh, rồi tổng hợp một cách chu đáo. Hai đối tượng của việc làm trong trường hợp này là: mục tiêu chứng minh và các dẫn chứng để làm sáng tỏ mục tiêu. Phải phát hiện hết các khía cạnh của từng mục tiêu. Mặt khác cũng cần chú ý cung cấp đúng và đầy đủ dẫn chứng cho từng khía cạnh của mục tiêu đó.
Ví dụ: Dựa vào các bài ca dao đã học và đọc thêm, em hãy chứng minh rằng: Ca dao là tiếng nói về tình cảm gia đình đằm thắm và tình lủng xóm quê hương tha thiết.
Để sắp xếp các dẫn chứng cần chứng minh cho đề bài trên, người làm bài có thể sắp xếp dẫn chứng theo từng khía cạnh của vấn đề:
-    Luận điểm 1: Ca dao là tiếng nói về tình cảm gia đình đằm thắm:
+ Luận cứ 1: Lòng kính yêu, biết ơn ông bà, cha mẹ, những người đã sinh thành nuôi dưỡng ta nên người:
+ Có các dẫn chứng sau:
*    Ca dao ghi lại tấm lòng lớp lớp con cháu luôn tưởng nhớ tổ tiên:
Con người có tổ có tầng
Như cây có cội, như sông có nguồn
*    Ghi nhớ công ơn trời biển của ông bà, cha mẹ: công đó vô cùng to lớn:
-    Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu.
-    Ơn cha nặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
-    Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
*    Lòng biết ơn, tình cảm thương yêu bố mẹ của con cái:
-    Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
-    Đói lòng ăn hột chà là,
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.
+ Luận cứ 2: Tình thương yêu giữa anh em trong gia đình:
Có các dẫn chứng sau:
*    Phải hòa thuận để gia đình êm ấm hạnh phúc:
-    Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thê tay thân,
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy.
*    Phải đùm bọc, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn:
-    Anh em như chân với tay.
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
- Chị em như chuối nhiều tàu,
Tấm lành che tủm rách, đừng nói nhau nặng lời
-I- Luận cứ 3: Tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắt:
*    Coi trọng tình nghĩa hơn sự giàu sang:
-    Chồng em áo rách em thương,
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
-    Một thuyền, một bến, một dây,
Ngọt bùi ta hưởng, đắng cay ta chiu cùng.
*    Kiếm sống vất vả, ăn uống đạm bạc nhưng luôn vui vẻ, tin vào một ngày mới tốt đẹp:
-    Râu tôm nấu với ruột bầu,
Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon.
- Rủ nhau đi cấy đi cày,
Bây giờ khổ nhọc có ngày phong lưu.
Trên đồng cạn dưới đồng sâu,
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.
- Luận điểm 2: Ca dao là tiếng nói về tình làng xóm, quê hương, thiết tha.
+ Luận cứ 1: Làng xóm thanh bình, mọi người chăm chỉ làm ăn:
+ Có các dẫn chứng:
-    Làng ta phong cảnh hữu tình,
Dân cư giang khúc như hình con long.
Nhờ trời hạ kế sang đông,
Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi.
- Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Bái, một gương Tây Hồ.
- Đồng Nai gạo trắng nước trong,
Ai đi đến đó thời không muốn vê.
+ Luận cứ 2: Lòng thương nhớ quê hương khi phải xa quê:
Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương.
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
+ Luận cứ 3: Mở rộng hơn là tình làng xóm:
*    Tình quê hương đất nước:
- Thương nhau ta đứng ở đây,
Nước non là hạn, có cây là tình.
*    Tinh thương yêu đùm bọc lẫn nhau của những người cùng quê hương đất nước:
- Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Bên cạnh hai cách sắp xếp dẫn chứng nêu trên, ta có thể sắp xếp dẫn chứng bằng cách kết hợp cả trình tự thời gian và từng khía cạnh của vấn đề hoặc theo trình tự không gian, theo lứa tuổi, giới tính, theo ngành nghề, theo tầng lớp xã hội...
Chọn hệ thống sắp xếp dẫn chứng nào là tùy thuộc vào đề bài, vào hệ thống luận điểm mà người viết đã xác định ờ mục tiêu chứng minh.
2.4. Giới thiệu - trích dẫn - phân tích dẫn chứng
Đối với một dẫn chứng, hoặc một số dẫn chứng phục vụ cho một mục tiêu chứng minh, muốn vận dụng tốt, thường có ba loại việc phải làm: Giới thiệu, trích lẫn và phân tích. Ba việc này gắn bó chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau một cách tích cực, tạo nên giá trị của đoạn văn chứng minh. Ba loại công việc này thường ồng vào nhau và thường thay đổi vị trí trong một đoạn chứng minh, tạo nên một sự nhuần nhuyễn mà người làm bài cần cố gắng thực hiện.
Khi thực hiện công việc này cần lưu ý đảm bảo mấy tính chất sau:
- Tính chất chính xác và nhất quán: Mỗi dẫn chứng có thể có nhiều ý nghĩa, tác dụng phục vụ đắc lực nhất cho mục tiêu chứng minh. Cần tránh tình trạng giới thiệu trích dẫn và phân tích không khớp nhau. Cũng cần tránh tình trạng tuy giới thiệu, trích dẫn và phân tích ăn khớp nhau nhưng không phục vụ cho mục tiêu chứng minh, không nhắm trúng khía cạnh cần chứng minh. Tuyệt đối tránh chủ quan, áp đạt cho Jan chứng những nội dung ý nghĩa mà bán thân dẫn chứng vốn không có.
-    Tính chất cô đọng, súc tích và sâu sắc: Giới thiệu, phân tích cốt làm tôn dẫn chứng lên, phục vụ đúng mục tiêu chứng minh giống như nghệ thuật tập trung ánh sáng... làm nổi rõ nhân vật trên sân khấu trong khi biểu diễn kịch. Không nên liệt kê khô khan song cũng không nên quá dài dòng, cầu kì, mất thời giờ của người đọc. Phân tích dẫn chứng trong bài văn chứng minh cần sâu sắc, nêu được đúng, đi bản chất nhưng không được dài dòng làm loãng ý nội dung, ý nghĩa của dẫn chứng
Trong một bài chứng minh, để chứng minh một khía cạnh, một chi tiết của mục tiêu, nhiều khi chỉ cần trích dẫn một dần chứng, nhưng nhiều khi cũng cần nhiều dẫn chứng. Trong trường hợp thứ nhất, dù chỉ có một dẫn chứng vần cần đảm bảo ba loại công việc trên, song cần linh hoạt khi sắp xếp thứ tự ba loại công việc để đảm bảo tính uyển chuyển của đoạn văn, bài văn. Gặp trường hợp thứ hai, nhiều dẫn chứng phục vụ cho một chi tiết cũng vẫn phải đủ cả việc giới thiệu cho mỗ dẫn chứng, nhưng cần khéo léo, tránh trùng lặp. Việc phân tích dẫn chứng trong trường hợp này cần linh hoạt. Tùy theo hình ảnh cụ thể có thể trích hai, ba dẫn chứng rồi phân tích chung. Cũng có thể phân tích từng dẫn chứng riêng, mỗi dẫn chứng tuy có nét giống nhau nhưng vẫn có những chi tiết riêng biệt mà vẫn không mâu thuẫn với mục tiêu chứng minh.

Xem thêm >>> Tổng hợp khái quát các kiểu bài văn nghị luận

Trên đây là những kiến thức lý thuyết căn bản mà bạn cần nắm được khi thực hiện luyện tập lập luận chứng minh trong bài văn nghị luận, hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập đạt điểm tốt. Chúc bạn luyện tập thành công <3

Copyright © 2021 HOCTAP247