I. CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
Theo đề văn: Nhân dân ta thường nói “Có chí thì nên". Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
a) Xác định yêu cầu chung của đề.
Chứng minh tư tưởng của câu tục ngữ là đúng đắn
b) Câu tục ngữ khẳng định điều gì?
- Chí là hoài bão, ý chí, nghị lực, sự kiên trì
- Ai có chí thì sẽ thành công.
c) Chứng minh:
- Về lí lẽ: Bất cứ việc gì như việc học ngoại ngữ nếu không kiên tâm thì có học được không?
Nếu gặp khó khăn mà không có ý chí vượt lên thì không làm được gì?
- Về thực tế là những tấm gương tiêu biểu (đọc lại bài văn Đừng sợ vấp ngã để lấy dẫn chứng).
2. Lập dàn bài
a) Mở bài: Câu tục ngữ đúc rút một chân lí: có ý chí, nghị lực trong cuộc sống sẽ thành công.
b) Thân bài:
- Xét về lí:
+ Chỉ cho con người vượt trở ngại.
+ Không có chí sẽ thất bại.
- Xét về thực tế:
+ Những tấm gương thành công của những người có chí.
+ Chí giúp con người vượt qua những chướng ngại lớn
c) Kết bài:
- Phải tu dưỡng chí.
- Bắt đầu chuyện nhỏ sau này là chuyện lớn.
LUYỆN TẬP
Cho hai đề văn sau:
Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Đề 2: Chứng minh tính chân lí trong bài thơ:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
(Hồ Chí Minh)
Em sẽ làm theo các bước như thế nào? Hai đề bày có gì giống và khác so với đề văn đã làm mẫu ở trên?
Trả lời:
Cả hai đề văn đều rất giống chân lí ở hài văn mẫu. Đó là “Có chí thì nên". Tuy nhiên cách thức diễn đạt khác nhau.
Đề 1: Lấy một hành động của ý chí làm nguyên nhân "có công mùi sắt" là “có chí” . Và một kết quả cụ thể “có ngày nên kim" tức là “thì nên”.
Đề 2: Hai dòng đầu nói rõ hơn câu tục ngữ.
Hai dòng sau dùng bằng chứng để thấy khả năng kì diệu của “chí”
Copyright © 2021 HOCTAP247