Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài Ca Huế trên sông Hương của tác giả Hà Ánh Minh.
Huế từ lâu đã được ví như là nàng thơ của dải đất Việt Nam bởi những đặc sắc trong lối sống và văn hoá mà không bị pha lẫn bởi nơi nào. Nói đến Huế, bên cạnh hình ảnh những người con dài với chiếc áo dài tìm thướt tha người ta còn nghĩ đến những hoạt động nghệ thuật độc đáo gắn liền với con sông Hương thơ mộng. Trong bút kí của mình, tác giả Hà Ánh Minh đã giới thiệu một trong những nét đẹp của văn hoá truyền thống ở cố đô Huế đó là ca Huế trên sông Hương. Bài văn đã giới thiệu về nguồn gốc của những làn điệu dân ca Huế, vừa tả cảnh nghe ca Huế trong một đêm trăng. Qua đó tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp tinh thần thiết tha đặc trưng của con người xứ Huế.
Không biết từ bao giờ "Xứ Huế vốn nổi tiếng bởi các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba, phong phú." Cũng giống như những người dân ở các vùng duyên hải miền Trung, người dân Huế cũng lấy văn nghệ để làm niềm vui, động lực nhằm xua đi những nhọc nhằn trong lao động. Điều này đã trở thành một nét đẹp độc đáo không chỉ ở Huế mà còn ở nhiều vùng đất khác. Tuy nhiên, điệu hò ở Huế vẫn có những nét rất riêng không thể nào trộn lẫn.
Ca Huế đa dạng và phong phú đến nỗi khó có thể nhớ hết tên của các làn điệu. Mỗi làn điệu lại có những vẻ đẹ rất riêng: chéo cạn, bài thau, hò đưa linh buồn bã,... hò lơ, hò ô xay lúa, hò nện gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh,... các điệu lí như lí con sáo, lí hoài xuân, lú hoài nam". Bằng cách kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả và biểu cảm, tác giả đã giới thiệu được một loạt các điệu hát, điệu hò tiêu biểu của dân ca Huế. Mỗi làn điệu dân ca như một lời tâm tình khó bộc bạch bằng lời, chính vì thế ẩn sâu trong đó là những nỗi niềm thầm kín của con người nơi đây. Lắng nghe những giai điệu tha thiết đó, ta hình dung được bức tranh sinh hoạt của một vùng đất yên bình với những con người mang trong mình nhiều điều khắc khoải về khát vọng cuộc sống.
Điều độc đáo ở các làn điệu dân ca Huế đó là sự kết hợp hài hoà giữa dòng nhạc cung đình sang trọng thanh nhã và dòng nhạc dân gian hồn nhiên, dân giã, trữ tình. Cũng giống như các làn điệu dân ca ở các vùng khác, dân ca Huế được sáng tác bởi các tác giả dân gian nhằm phục vụ cho cuộc sống thường ngày. Chính vì vậy, các làn điệu này thường rất giản dị, bình dân. Tuy nhiên, điểm khác biệt của dân ca Huế là việc được vinh dự trở thành dòng nhạc cung đình. Triều đình nhà Nguyễn chọn đất Huế đóng đô và đã lựa chọn dân ca nơi đây trở thành âm nhạc chính thức của hoàng cung. Lần đầu tiên ta thấy một làn điệu dân ca bình dân được biểu diễn bởi các nghệ nhân chuyên nghiệp. Dàn nhạc cụ, cách thức và trang phục khi biểu diễn dân ca Huế được tác giả miêu tả khá tỉ mỉ: "trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp. Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đôi khăn xếp, nữ mặc áo dài , khăn đóng duyên dáng". Sự mộc mạc trong nội dung kết hợp sự trang trọng trong hình thức biểu diễn đã khiến cho ca Huế vừa giản dị lại vừa thanh cao như chính con người nơi đây.
Sau khi giới thiệu qua một loạt những làn điệu dân ca Huế, Hà Ánh Minh đã đi sâu miêu tả làn điệu ca Huế trên sông Hương.
Ca Huế được giới thiệu trong một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp: "Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Cơn thuyền bồng bềnh." Dường như ở đâu trên mảnh đất Huế thơ mộng này, mọi thứ đều thật nhẹ nhàng và dịu dàng. Con sông Hương hùng dũng chảy từ dãy Trường Sơn khi qua đến đất Huế chẳng biết do đâu lại lững lờ nhẹ nhàng như một thiếu nữ. Ánh trăng vàng cũng trôi chảy theo dòng sông, khung cảnh thơ mộng như trong mơ thật vừa vặn để tâm hồn thưởng thức một món ăn nghệ thuật giá trị khiến cho người nghe "tâm trạng chờ đợi rộn lòng". Ca Huế được biểu diễn trên chiếc thuyền rồng, khoan thai lướt nhẹ giữa dòng sông Hương trong đêm trăng thanh gió mát. Người hát thì hát rất hay, người thưởng thức thì sành điệu. Không gian biểu diễn trang trọng lại dân giã, từ con người đến cảnh vật xung quanh.
Những âm thanh độc đáo ấy xuất hiện làm bừng tỉnh cả không gian thiên nhiên và cả con người: "Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hoà tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thuỷ, kim tiền,... mở đầu đêm ca Huế". Nhạc công dùng các ngón tay trau chuốt... Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người". Tác giả vừa miêu tả, vừa cảm nhận những làn điệu dân ca đó. Những âm thanh trầm bổng, réo rắt với ca từ giàu ý nghĩa đã làm rung động lòng người.
Hà Ánh Minh cũng lí giải vẻ đẹp của những làn điệu dân ca này là vì: "Ca Huế hình thành từ ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng. Đây chính là sự lí giải thuyết phục và rõ ràng cho đặc tính vừa giản dị lại vừa trang nhã của loại hình âm nhạc này.
Cuối tác phẩm, tác giả đã đưa ta về với "khúc điệu Nam nghe buồn man mác, bi ai, vấn vương...". Đêm là lúc cảm xúc của con người lắng đọng nhất, những thanh âm dung dị nhưng lắng đọng khiến người nghe xao xuyến khó tả, đánh quên cả không gian và thời gian. Và đến lúc này, người nghe mới cảm thấy được ró nhất, sâu nhất cái tình của những làn điệu dân ca của vùng đất này.
Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn , âng trọng lại duyên dáng như những người con gái Huế. Vì thế nghe ca Huế quả thật là một thú chơi tao nhã, thể hiện được tầm hiểu biết và thưởng thức của người nghe. Đây là một hình thức sinh hoạt âm nhạc mang nét đặc trưng của xứ sở, chúng ta cần bảo tồn và phát huy để những nét đẹp này còn mãi với non sông.
Copyright © 2021 HOCTAP247