Phân tích Ca Huế trên sông Hương

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Ca Huế trên sông Hương là bài bút kí của Hà Ánh Minh, nội dung ghi chép lại một trong những nét đẹp của văn hóa truyền thống ở cố đô Huế là ca Huế. Thông qua sự phong phú, đa dạng của các làn điệu dân ca, tác giả ca ngợi vẻ đẹp tinh thần đằm thắm tha thiết của con người xứ Huế. Hãy .com tìm hiểu bài Ca Huế trên sông Hương

Ca Huế trên sông Hương

* Các điểm cơ bản:
-    Bài văn là một bút kí ghi lại một sinh hoạt văn hóa: ca Huế trên sông Hương. Lối văn tự sự nhẹ nhàng, miêu tả hình ảnh sắc nét.
-    Nội dung: - Nêu các thể loại câu hò, câu ca Huế.
     Huế là thủ đô của triều Nguyền, được chúa Nguyền Hoàng chọn và xây dựng tử đầu thế kỉ XVII. Mười ba đời vua sau, kể từ vua Gia Long, Huế càng lúc càng được xây dựng rộng lớn hơn không chỉ cơ sở vật chất mà cả đến bản sắc văn hóa: Thơ văn, ẩm thực, âm nhạc,... trong có ca Huế.  

 I.  Miền Nam có tiêng hò lơ khắp vùng sông nước, có tiếng ca cải lương trên mọi đường đi lối về... Miền Bắc cớ câu hò đối đáp vang trên đồng ruộng, có câu quan họ của liền anh - liền chị, có tiếng hát mời trầu... Có thể nói nơi nào trên đất Việt cũng làn điệu dân ca riêng hòa vào đời sống lao động, niềm vui lễ hội,... Và thiên nhiên với Huế, kinh đô một thời của các chúa, các vua triều Nguyễn, thì loại hình sinh hoạt văn hóa này chẳng những đa dạng, phong phú mà còn có những nét đặc trưng làm xao xuyến khách phương xa một lần đến Huế... Nếu chưa, mời bạn đọc Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh. Soạn bài Ca Huế trên sông Hương

II.  Đoạn đầu của bài văn, Hà Ánh Mirih giới thiệu các điệu hò, điệu lí xuất hiện từ Huế thân yêu. Nấu Hà Ánh Minh không liệt kê ra tên các điệu hò thì có lẽ bạn đọc không thể biết hết và nhớ hết, bởi người dân xứ Huế “hò khỉ đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hờ lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm". Gần như trong mọi công việc, các điệu hò, điệu lí đều xuất hiện nhịp nhàng cùng thao tác chân tay. Tất nhiên giọng ca giúp con ngưõi quên đi chút mệt nhọc, tuy vậy chúng còn “nói lên lòng khao khát, nỗi mong nhớ hoài vong thiết tha cửa tâm hồn Huế". Trong các điệu hò của người dân xứ Huế. theo tác giả thì "Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh"

Hoạt động Ca Huế trên sông Hương

Hoạt động Ca Huế trên sông Hương

Sau phần giới thiệu các điệu hò, Hà Ánh Minh miêu tả ca Huế trên sông Hương bằng những câu văn tự sự giàu hình ảnh gợi cảm xúc. Thời gian: “Đêm xuống Thành phố lên đèn như sao sa". Nơi chốn: "con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa". Người tham dự. Tác giả bài văn "như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng", và "dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp". Những dòng văn trên đã giúp người đọc mường tượng ra nguồn gốc của ca Huế. Ca hò thì đã có từ dân, nhưng ca trên thuyền rồng thả trôi theo dòng sông Hương chỉ có thể là hình thức sinh hoạt do vua chọn. Sau một ngày, một tuần,... vua chọn hình thức này để giải trí với các quan cận thần.

Nay thì tác giả đã được thưởng thức, tận mắt nhìn thấy nhạc cụ và các ca nhạc công, "nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Huê chính là quê hương chiếc áo dài Việt Nam". Rõ ràng với trang phục như thế thì ca Huế chỉ diễn ra trong lễ hội, hoặc chỉ dành để trình diễn cho loại khán thính giả đặc biệt, như lúc này tác giả là một du khách đang nhìn trăng lên, đang tận hưởng làn gió mát,... Thuyền rồng đang bềnh bồng trong "Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu" mở đầu đêm ca Huế. Qua giọng văn miều tả của Hà Ánh Minh, người đọc thường thức ca Huế không chỉ bằng thính giác (tai) mà còn cả thị giác (mắt). Các nhạc khúc "hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng uy nghi". Thính giác thì thưởng thức âm điệu của các loại đàn. Thị giác thì thưởng thức thao tác sành điệu của các nhạc công sử dụng nhạc cụ khi hòa tấu, thưởng thức “các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi". Và cũng nhờ vậy mà người đọc biết thêm tên gọi của các loại nhạc cụ, và tên các thao tác khi nhạc công sử dụng chúng. Phát biểu cảm nghĩ về bài Ca Huế trên sông Hương

Rồi tác giả miêu tả tiếng hát của các ca nhi. Qua những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, các khúc điệu Bắc để rồi đi đến nhận xét chung là "Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán... Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch". Nhận xét ây như thể thay những tràng vỗ tay tán thưởng sau màn trình diễn cuối cùng của đêm nghe ca Huế trên sông Hương do các nhạc công, ca nhi - đại diện cho trai hiền, gái lịch của xứ Huế trình diễn.

III.   Có người cho rằng đến Huế mà không tìm nghe ca Huế trên sông Hương thì coi như chưa đến Huế. Bài bút kí của Hà Ánh Minh càng làm rõ thêm giá trị của ý kiến trên. Qua lời văn tự sự, miêu tả của Hà Ánh Minh, ca Huế trên sông Hương chỉ là ảnh ảo, giúp ta biết thêm nguồn gốc. sự hình thành các làn điệu, nhạc cụ, trai hiền, gái lịch của ca Huế. Ánh ảo ấy có sức thúc giục người đọc đến Huế để tận hướng các ảnh thực ấy trong khoang thuyền rồng bồng bềnh trên sông Hương giữa đêm đầy trăng sao, gió mát

 

 

Mong rằng bài viết Ca Huế trên sông Hương sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức hay phục vụ cho môn Ngữ văn 7

Copyright © 2021 HOCTAP247