Tóm tắt bài
1.1. Mật độ dân số và phân bố dân cư
(Mật độ dân số các nước trên thế giới)
-
Quan sát bảng dưới đây em có nhận xét gì về mật dộ dân số của Việt Nam so với các nước khác và thế giới.
- Mật độ dân số được tính bằng: Số dân / Diện tích (=người/km2)
- Mật độ dân số nước ta tăng dần cùng với sự gia tăng dân số.
- Năm 1999: 195 người/km2
- Năm 2003: 246 người/km2
- Cao hơn 5 lần trung bình của thế giới và cao hơn trung bình của nhiều quốc gia, nhiều châu lục.
(Phân bố dân số ở nước ta)
- Những vùng có mật độ trung bình trên 1000 người/km2 là: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
- Những vùng có mật độ dân số thấp là: Tây Bắc, Tây Nguyên, Trường Sơn Bắc…
→ Dân cư nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ.
→ Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị. ở miền núi dân cư thưa thớt.
(Mật độ dân số của các vùng lãnh thổ (người/ km2))
- Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất, Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất.
(Sự phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn )
- Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng chênh lệch nhau: nông thôn 72,5%, thành thị 27,5% năm 2007.
- Nguyên nhân: Những vùng đồng bằng có điều kiện sống thuận lợi hơn: đi lại dễ dàng, sản xuất phát triển, đời sống văn hóa cao….Vùng núi đi lại khó khăn, đời sống khó khăn.
1.2. Các loại hình quần cư
1. Quần cư nông thôn
- Sống ở nông thôn, hoạt động trong các ngành nông lâm ngư nghiệp.
- Sống tập trung thành các điểm dân cư: làng, xóm, thôn, bản, buôn, plây, phum, sóc…
- Sự thay đổi cơ cấu kinh tế đang làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi: Nhiều cơ sở dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp… ra đời, đời sống thay đổi, quan hệ cũng thay đổi…
2. Quần cư thành thị
- Mật độ dân số cao. Kiểu nhà ống san sát, chung cư cao tầng…
- Hoạt động kinh tế chủ yếu: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật…
- Là những trung tâm văn hóa, kinh tế chính trị của mỗi địa phương.
1.3. Đô thị hóa
- Số dân thành thị tăng lên: Từ 1985 đến 2003 là 11,3 triệu lên 21 triệu người. Tỉ lệ tăng lên 25,8% (2003)
- Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra nhưng không thực sự nhanh do nền kinh tế chuyển hướng chậm và quá trình công nghiệp hóa chậm. Phần lớn đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ.
- Mở rộng các đô thị, lối sống thành thị đã và đang ảnh hưởng đến các vùng nông thôn ngoại thành và vùng nông thôn thuần túy.
2. Luyện tập và củng cố
Qua bài học này các em phải nắm được sự phân bố dân cư ở Việt Nam và các quần cư được hình thành đó là quần cư nông thôn và quần cư thành thị. Đô thị hóa là gì? Được hình thành như thế nào.
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
-
A.
1900 người/km2 và 2800 người/km2
-
B.
1950 người/km2 và 280 người/km2
-
C.
195 người/km2 và 2800 người/km2
-
D.
195 người/km2 và 280 người/km2
-
-
A.
13 người/km2
-
B.
138 người/km2
-
C.
1380 người/km2
-
D.
13800 người/km2
-
-
A.
Công nghiệp, nông nghiệp.
-
B.
Công nghiệp, dịch vụ.
-
C.
Nông nghiệp, dịch vụ.
-
D.
Tất cả các ngành đều phát triển.
Câu 3 - Câu 6: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 9 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 14 SGK Địa lý 9
Bài tập 2 trang 14 SGK Địa lý 9
Bài tập 3 trang 14 SGK Địa lý 9
Bài tập 1 trang 10 SBT Địa lí 9
Bài tập 2 trang 12 SBT Địa lí 9
Bài tập 3 trang 13 SBT Địa lí 9
Bài tập 4 trang 13 SBT Địa lí 9
Bài tập 1 trang 5 Tập bản đồ Địa Lí 9
Bài tập 2 trang 5 Tập bản đồ Địa Lí 9
3. Hỏi đáp Bài 3 Địa lí 9
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!