Địa lí 11 Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Dân số

1. Bùng nổ dân số

Biểu đồ quy mô dân số thế giới giai đoạn 1960-2010

(Biểu đồ quy mô dân số thế giới giai đoạn 1960-2010)

  • Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là nửa sau thế kỷ XX.
    • Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là nửa sau thế kỉ XX.
    • Năm 2005 đã đạt 6477 triệu người. ( hiện nay khoảng 07 tỷ người - năm 2011)
    • Gia tăng dân số chủ yếu do các nước đang phát triển, vì các nước này chiếm:
      • 80% số dân thế giới
      • 95% dân số tăng hằng năm của thế giới.
    • Tỉ suất gia tăng dân số của các nước đang phát triển > mức trung bình thế giới > các nước phát triển.
  • Dân số bùng nổ hiện nay chủ yếu ở các nước đang phát triển: (chiếm 80% dân số và 95% số dân gia tăng hàng năm của thế giới).
  • Ảnh hưởng: 
    • Tích cực: Tạo ra nguồn lao động dồi dào.

    • Tiêu cực: Gây sức ép nặng nề đối với tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống....

2. Già hóa dân số

Biểu đồ dân số nhóm nước phát triển và đang phát triển

(Biểu đồ dân số nhóm nước phát triển và đang phát triển)

  • Dân số thế giới có xu hướng già đi:
    • Tỉ lệ người < 15 tuổi giảm.
    • Tỉ lệ người > 65 tuổi tăng.
    • Tuổi thọ trung bình ngày càng tăng
  • Sự già hoá dân số chủ yếu ở nhóm nước phát triển do các nước này có:
    • Tỉ suất gia tăng tự nhiên thấp, giảm nhanh.
    • Cơ cấu dân số già.
  • Hậu qủa của cơ cấu dân số già:
    • Thiếu lao động.
    • Chi phí phúc lợi cho người già tăng.

1.2. Môi trường

1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôzôn

  • Nguyên nhân: Do con người thải khối lượng lớn khí thải như khí CO2, khí CFCs
    • Lượng CO2 tăng → hiệu ứng nhà kính tăng → nhiệt độ Trái đất tăng.
    • Khí thải từ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt → mưa axit → tầng ôzôn mỏng và thủng.
  • Hậu quả: Nhiệt độ không khí (trái đất) tăng, tầng ôdôn bị mỏng đi, có nơi bị thủng, khí hậu toàn cầu biến đổi

2. Ô nhiễm môi trường nước ngọt, biển và đại dương

  • Nguyên nhân: Do chất thải trong sx và sinh hoạt chưa xử lí đưa trực tiếp vào các sông, hồ, biển.
    • Chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa xử lí  đổ trực tiếp vào sông hồ → ô nhiễm → thiếu nước sạch.
    • Chất thải công nghiệp chưa xử lí → đổ trực tiếp vào sông biển, đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu
  • Hậu quả: Khan hiếm nguồn nước sạch, Biển và đại dương bị ô nhiểm nên suy giảm tài nguyên.

→ Môi trường biển chịu nhiều tổn thất.

3. Suy giảm đa dạng sinh học

  • Nguyên nhân: Khai thác quá mức nhất là diện tích rừng bị thu hẹp nhanh.
    • Khai thác thiên nhiên quá mức → sinh vật bị tuyệt chủng hoặc sắp tuyệt chủng → mất nhiều loài sinh vật, gen di truyền, thực phẩm, thuốc, nguyên liệu sản xuất …
  • Hậu quả: Nhiều loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng và tuyệt chủng.

→ Một số vấn đề về môi trường toàn cầu

Vấn đề môi trường

Hiện trạng

Nguyên nhân

Hậu quả

Giải pháp

Biến đổi khí hậu toàn cầu

– Trái đất nóng lên

 

 

– Mưa axit

 

– Lượng CO2 tăng đáng kể trong khí quyển→ hiệu ứng nhà kính

 

– Chủ yếu từ ngành sản xuất điện và các ngành công nghiệp sự dụng than đốt

– Băng tan

 

– Mực nước biển tăng → ngập một số vùng đất thấp

– Ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và sản xuất

– Cắt giảm lượng CO2, SO2, NO2, CH4 trong SX và sinh hoạt

Suy giảm tầng  Ôzôn

– Tầng ô dôn bị thủng và lỗ thủng ngày càng lớn – Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt→ một lượng khí thải lớn trong khí quyển Ảnh hưởng đến sức khỏe, mùa màng, sinh vật thủy sinh – Cắt giảm lượng CFCs trong sản xuất và sinh hoạt

Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và Đại Dương

– Ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngọt.

 

– Ô nhiễm biển

– Chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt

 

– Việc vận chuyển và các sản phẩm từ dầu mỏ

– Thiếu nguồn nước sạch

 

– Ảnh hưởng đến sức khỏe

– Ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh

– Tăng cường xây dựng các nhà máy xử lí chất thải.

 

– Đảm bảo an toàn hàng hải.

Suy giảm đa dạng sinh học

– Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng – Khai thác thiên nhiên quá mức – Mất đi nhiều loài sinh vật, nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh, nguồn nhiên liệu…..

 

 Mất cân bằng sinh thái

– Toàn thế giới tham gia vào mạng lưới các trung tâm sinh vật, xây dựng các khu bảo vệ thiên nhiên

1.3. Một số vấn đề khác

  • Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố trở thành mối đe dọa trực tiếp tới ổn định hòa bình của thế giới.
    • Nạn khủng bố : Tấn công bằng chất nổ, vũ khí sinh học, phá hoại mạng. 
    • Hoạt động kinh tế ngầm : buôn lậu vũ khí, rửa tiền, buôn bán ma tuý…
  • Để giải quyết các vấn đề trên cần phải có sự hợp tác tích cực của các quốc gia và cộng đồng quốc tế.

    • Các quốc gia và cộng đồng quốc tế cần phải hợp tác gìn giữ hòa bình của khu vực và thế giới.

2. Luyện tập và củng cố

Học xong bài này các em phải nắm: 

  • Tình hình dân số và sự bùng nổ dân số
  • Sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường dẫn đến hậu quả gì. 

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4 - Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 11 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 12 SBT Địa lí 11

Bài tập 2 trang 13 SBT Địa lí 11

Bài tập 3 trang 13 SBT Địa lí 11

Bài tập 4 trang 14 SBT Địa lí 11

Bài tập 5 trang 14 SBT Địa lí 11

Bài tập 6 trang 14 SBT Địa lí 11

Bài tập 1 trang 8 Tập bản đồ Địa Lí 11

Bài tập 2 trang 8 Tập bản đồ Địa Lí 11

Bài tập 3 trang 9 Tập bản đồ Địa Lí 11

Bài tập 4 trang 9 Tập bản đồ Địa Lí 11

Bài tập 5 trang 9 Tập bản đồ Địa Lí 11

Bài tập 6 trang 10 Tập bản đồ Địa Lí 11

3. Hỏi đáp Bài 3 Địa lí 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247