Địa lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tt)

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.2. Các khu vực địa hình

b. Khu vực đồng bằng

  • Đồng bằng chiếm ¼ diện tích lãnh thổ, được chia thành hai loại: Đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển
  • Đồng bằng châu thổ sông gồm: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long

  • Giống nhau
    • Đều là đồng bằng châu thổ hạ lưu của các sông lớn, có bờ biển phẳng, vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
    • Đất đai màu mỡ, phì nhiêu.
  • Khác nhau
    • Đồng bằng sông Hồng
      • Do sông Hồng và sông Thái bình bồi tụ.
      • Diện tích: 15.000 km2.
      • Hình dạng: tam giác
      • Địa hình : cao ở phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bị chia cắt thành các ô trũng.
      • Đất đai: Trong đê không được bồi phù sa gồm các ruộng bậc cao bạc màu & ô trũng ngập nước. Vùng ngoài đê được bồi phù sa.
      • Có hệ thống đê ngăn lũ.
      • Vùng trong đê không được bồi đắp phù sa hằng năm.
      • Ít chịu tác động của thuỷ triều
    • Đồng bằng sông Cửu Long
      • Do sông Tiền và sông Hậu bồi tụ.
      • Diện tích: 40.000 km2.
      • Địa hình: thấp và phẳng, mùa lũ ngập trên diện rộng. Có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên.
      • Đất đai: được bồi phù sa hàng năm. Mùa khô 2/3 diện tích đồng bằng là đất phèn, đất mặn do nước triều lấn mạnh 
      • Hình dạng: hình thang
      • Có hệ thống kênh rạch chằng chịt.
      • Được bồi đắp phù sa hằng năm.
      • Chịu tác động mạnh mẽ của thuỷ triều.
  • Đồng bằng ven biển:
    • Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp. Đất nhiều cát, ít phù sa.
    • Diện tích 15000 km2. Hẹp chiều ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
    • Các đồng bằng lớn: Đồng bằng sông Mã, sông Chu, đồng bằng sông Cả, sông Thu Bồn, ...
    • Đồng bằng thường hẹp ngang và chia thành các đồng bằng nhỏ: Thanh- Nghệ- Tĩnh, Bình –Trị-Thiên, Nam-Ngãi-Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh thuận, Bình Thuận. Một số ĐB mở rộng ở cửa sông lớn như: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hòa.
    • Thường phân chia thành ba dải: giáp biển là đầm phá, giữa là vùng thấp trũng, trong cùng là đồng bằng.

1.3. Thế mạnh và hạn chế về thiên nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng trong phát triển kinh tế -  xã hội

a. Khu vực đồi núi:

  • Các mặt thế mạnh: 
    • Khoáng sản: các mỏ khoáng sản tập trung ở vùng đồi núi là nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
      • Mỏ nội sinh: sắt, đồng, chì, kẽm, thiếc, crom, vonfram, vàng, pyrit…
      • Mỏ ngoại sinh: apatit, boxit, than các loại, đá vôi, vật liệu xây dựng…
    • Địa hình: Các bề mặt cao nguyên và các thung lũng tạo thuận lợi cho việc xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc và trồng cây lương thực; bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và hoa màu.
    • Tài nguyên rừng giàu có về thành phần loài với nhiều loài quý hiếm, tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.
    • Nguồn thủy năng: các sông miền núi (sông Đà, sông Đồng Nai…) có tiềm năng thuỷ điện rất lớn.
    • Tiềm năng du lịch: khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nhiều vùng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì……
  • Các mặt hạn chế: 
    • Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền.
    • Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên tai: lũ quét, xói mòn, trượt đất...
    • Nơi khô nóng thường xảy ra nạn cháy rừng.
    • Vùng núi đá vôi thưởng thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước.
    • Cuộc sống của người dân vùng cao còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển KT cũng như tiếp nhận sự hỗ trợ và hội nhập với các vùng khác.

b. Khu vực đồng bằng

  • Các mặt thế mạnh:
    • Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, đặc biệt là gạo.
    • Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như khoáng sản, thuỷ sản và lâm sản.
    • Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại...
    • Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.
  • Các mặt hạn chế:
    • Thường xuyên chịu nhiều thiên tai bão, lụt, hạn hán...
    • Thủy triều xâm nhập làm đất đai bị mặn và phèn hóa.
    • Khí hậu trái đất nóng lên làm băng ở cực tăng, nước biển dâng cao, gây nguy cơ ngập lụt.

2. Luyện tập và củng cố

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 12 Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 3 trang 15 SBT Địa lí 12

Bài tập 4 trang 15 SBT Địa lí 12

Bài tập 5 trang 15 SBT Địa lí 12

Bài tập 6 trang 15 SBT Địa lí 12

Bài tập 7 trang 15 SBT Địa lí 12

Bài tập 8 trang 15 SBT Địa lí 12

Bài tập 9 trang 16 SBT Địa lí 12

Bài tập 10 trang 16 SBT Địa lí 12

Bài tập 11 trang 16 SBT Địa lí 12

Bài tập 12 trang 16 SBT Địa lí 12

Bài tập 4 trang 11 Tập bản đồ Địa Lí 12

Bài tập 5 trang 12 Tập bản đồ Địa Lí 12

3. Hỏi đáp Bài 7 Địa lí 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247