Tóm tắt bài
1.1. Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
- Chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn lỗi thời.Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương mục rỗng.
- Nông nghiệp,thủ công nghiệp, thương nghiệp đình trệ.Tài chánh cạn kiệt, đời sống nhân dân khó khăn.
- Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp gay gắt.
- Khởi nghĩa nông dân bùng nổ.
1.2. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX
1. Nguyên nhân phải cải cách đất nước
- Do đất nước nguy khốn, xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân.
- Muốn đất nước giàu mạnh.
2. Nội dung cải cách
- 1863-1871 Nguyễn Trường Tộ là nhà cải cách lớn của đất nước: 30 bản điều trần:chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị,mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.
- 1868: Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế: mở cửa biển Trà Lý
- Đinh văn Điền: khai hoang,khai mỏ,phát triển buôn bán,chấn chỉnh quốc phòng.
- 1872: Viện Thương Bạc xin mở 3 cửa biển miền Bắc, Trung để buôn bán với nước ngoài.
- 1877- 1882: Nguyễn Lộ Trạch: chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
1.3. Kết cục của các đề nghị cải cách
1. Mục đích
- Cải cách để canh tân đất nước ; muốn đất nước giàu mạnh.
2. Hạn chế
- Mang tính chất lẻ tẻ rời rạc.
- Chưa xuất phát từ cơ sở bên trong.
- Chưa giải quyết mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp
3. Kết quả
- không thực hiện được do triều đình Huế phong kiến bảo thủ,từ chối cải cách.
4. Ý nghĩa
- Cải cách bị từ chối nhưng đã phản ảnh:
- Gây tiếng vang lớn.
- Tấn công vào tư tưởng bảo thủ.
- Phản ảnh trình độ nhận thức của người Việt Nam.
- Góp phần chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào duy tân.
5. Hậu quả của việc triều đình Huế từ chối cải cách là
- Xã hội Việt Nam vẫn trong vòng bế tắc của chế độ phong kiến lạc hậu.
- Cản trở sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- Đất nước lạc hậu, không phát triển.
2. Luyện tập và củng cố
Sau khi học xong bài này các em cần nắm được nội dung sau:
- Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
- Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX
- Kết cục của các đề nghị cải cách
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 28 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
-
A.
Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gây gắt
-
B.
Tài chính cạn kiệt nhân dân đói khổ
-
C.
Kinh tế, xã hội khủng hoảng trầm trọng
-
D.
Công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp trì trệ
-
-
A.
Thái Nguyên
-
B.
Bắc Ninh
-
C.
Tuyên Quang
-
D.
Bắc Giang
Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 8 Bài 28 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập Thảo luận 2 trang 135 SGK Lịch sử 8 Bài 28
Bài tập Thảo luận trang 136 SGK Lịch sử 8 Bài 28
Bài tập 1.1 trang 95 SBT Lịch Sử 8
Bài tập 1.2 trang 95 SBT Lịch Sử 8
Bài tập 1.3 trang 95 SBT Lịch Sử 8
Bài tập 1.4 trang 95 SBT Lịch Sử 8
Bài tập 1.5 trang 95 SBT Lịch Sử 8
Bài tập 1.6 trang 95 SBT Lịch Sử 8
Bài tập 2 trang 96 SBT Lịch Sử 8
Bài tập 3 trang 96 SBT Lịch Sử 8
Bài tập 4 trang 96 SBT Lịch Sử 8
Bài tập 5 trang 97 SBT Lịch Sử 8
3. Hỏi đáp Bài 28 Lịch sử 8
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!