Lịch sử 7 Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Thời kỳ ở miền Tây Thanh Hóa 1418 –1423

1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa

  • Đầu năm 1416 bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa được thành lập gồm 19 người do Lê Lợi đứng đầu làm lễ thề ở Lũng Nhai nguyện cùng sống chết có nhau, quyết đánh giặc cứu nước.
  • Ngày 7-2-1418 Lê lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn.Lam Sơn nằm tả ngạn sông Chu, nối liền giữa đồng bằng và miền núi,có địa thế hiểm trở.

2. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân ở miền Tây Thanh Hóa

  • Năm 1418 ngày đầu lực lượng nghĩa quân còn yếu,gặp nhiều khó khăn nguy nan, ba lần phải rút lên núi Chí Linh.
  • Giữa 1418 quân Minh vây quét Chí Linh, Lê Lai cải trang là lê Lợi và bị giết chết.”Lê Lai liều mình cứu chúa” “- 21 Lê Lai; 22 Lê Lợi”
  • Cuối 1421 quân Minh huy động 10 vạn lính vây quét Lam Sơn, Lê Lợi rút lên núi Chí Linh, thiếu lương thực trầm trọng.
  • Mùa hè năm 1423,, Lê Lợi tạm hõan, quân Minh chấp thuận để dụ hòa Lê Lợi và làm mất ý chí chiến đấu của nghĩa quân. Còn nghĩa quân có thời gian củng cố lực lượng và tránh cuộc bao vây của địch sau đó lại trở về Lam Sơn.
  • Cuối 1424 giặc mua chuộc Lê Lợi thất bại nên chuẩn bị tấn công Lam Sơn, cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới.
  • Nhận xét: tinh thần chiến đấu dũng cảm, bất khuất, hy sinh, vượt gian khổ của nghĩa quân và đường lối đúng đắn của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi.

1.2. Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc (1424- 1426)

1. Giải phóng Nghệ An ( 1424)

  • Theo kế hoạch của Nguyễn Chích: ”chuyển quân vào Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông, rồi dựa vào đấy mà quay ra đánh lấy Đông Đô” 
  • Nghĩa quân thắng trận Đa căng, Trà Lân, Khả Lưu, Bồ Ải, giải phóng Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa
  • Rút vào Nghệ An để thoát thế bị bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động và kiểm soát của nghĩa quân trên phạm vi rộng lớn là Nghệ An, Tân Bình,Thuận Hóa.
  • Ý nghĩa: giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa, lực lượng nghĩa quân đã trưởng thành, khu giải phóng dài từ Thanh Hóa đến Hải Vân, làm đà tiến công ra Bắc.

2. Giải phóng Tân Bình,Thuận Hóa cuối năm 1425

  • Tháng 8-1425 Trần Nguyên Hãn,Lê Ngân chỉ huy quân từ Nghệ An tiến vào giải phóng Tân Bình (Quảng Bình),Thuận Hóa ; giặc tan rã.
  • Từ 10-1424- 8- 1425 một vùng rộng lớn được giải phóng. từ Thanh Hóa đến Hải Vân, với khí thế áp đảo, chuẩn bị tiến ra Bắc.
  • Địch phải rút vào các thành lũy để cố thủ.
  • Ý nghĩa: giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa, lực lượng nghĩa quân đã trưởng thành, khu giải phóng dài từ Thanh Hóa đến Hải Vân, làm đà tiến công ra Bắc

3.Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động cuối năm 1426

  • Tháng 9-1426 nghĩa quân tiến ra Bắc bằng 3 đạo quân
  • Đạo thứ nhất tiến ra giải phóng Tây Bắc chặn viện binh địch từ Vân Nam sang.
  • Đạo thứ hai giải phóng hạ lưu sông Hồng, và chặn đường rút quân từ Nghệ An về Đông Quan, và chặn viện binh từ Quảng Tây sang.
  • Đạo thứ ba tiến thẳng ra Đông Quan.
  • Nhiệm vụ giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới,chặn viện binh địch ; đã tiêu diệt hàng ngàn tên địch, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan để cố thủ.
  • Cuối 1426 tương quan lực lượng ta và địch có sự thay đổi:nghĩa quân hùng mạnh giành thế chủ động và phản công ;quân Minh phải phòng ngự, cố thủ ở Đông Quan, xin viện binh.

1.3. Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng cuối 1426 – 1427 

1. Trận Tốt Động – Chúc Động (Cuối 1426)

a. Quân Minh

  • 10/1426: 5 vạn quân do Vương Thông chỉ huy kéo vào Đông Quan → số quân Minh lên 10 vạn→ Mở cuộc tiến công nhằm tiêu diệt quân chủ lực của ta ở Cao Bộ.
  • 7/11/1426, tiến về Cao Bộ, lọt vào trận phục kích của ta

b. Quân ta

  • Nhất tề xông thẳng băm nát đội hình, dồn chúng xuống những cánh đồng lầy lội để tiêu diệt

c. Kết quả

  • Tiêu diệt 5 vạn tên, bắt sống 1 vạn tên, Vương Thông bị thương tháo chạy về Đông Quan

2. Trận Chi Lăng – Xương Giang (10-1427)

a. Quân Minh

  • 10- 1427, 15 vạn viện binh do Liễu Thăng và Mộc Thạch chỉ huy kéo vào nước ta .
  • 8-10-1427, Liễu Thăng dẫn 10 vạn quân ào ạt tiến vào nước ta

→ Liễu Thăng cùng một vạn tên giặc bị giết chết.

  • Phó tướng Lương Minh lên thay dẫn quân xuống Xương Giang

b. Quân ta

  • Thực hiện chủ trương “ Vây thành, diệt viện ”
  • Vừa đánh vừa lui nhử giặc vào trận địa mai phục tại ải chi Lăng để tiêu diệt
  • Tiếp tục phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát để tiêu diệt
  • Bao vây thành Xương Giang và tiêu diệt

c. Kết quả

  • Liễu Thăng, Lương Minh cùng hàng vạn tên giặc bị giết
  • Mộc Thạnh phải tháo chạy
  • Vương Thông xin hòa, chấp nhận mở hội thề Đông quan. 10-2-1428, nước ta sạch bóng quân thù

3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử

a. Nguyên nhân thắng lợi

  • Lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết tam giành độc lập của nhân dân ta
  • Đã hội tụ được sức mạnh của cả nước trong khối đoàn kết
  • Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo, có bộ tham mưu tài giỏi mà đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi

b. Ý nghĩa lịch sử

  • Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh.
  • Mở ra một thời kỳ phát triển mới của nước ta

2. Luyện tập và củng cố

Sau khi học xong bài này các em cần nắm được nội dung sau: 

  • Thời kỳ ở miền Tây Thanh Hóa 1418 –1423 
  • Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc (1424- 1426) 
  • Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng cuối 1426 – 1427 

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1.3 trang 65 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 1.4 trang 65 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 1.5 trang 65 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 1.6 trang 66 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 2 trang 66 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 3 trang 67 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 4 trang 67 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 5 trang 68 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 6 trang 68 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 7 trang 68 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 8 trang 68 SBT Lịch Sử 7

Bài tập 9 trang 68 SBT Lịch Sử 7

3. Hỏi đáp Bài 19 Lịch sử 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247