I. BỐ CỤC BA PHẦN CỦA VĂN BẢN
Đọc văn bản Người thầy đạo cao đức trọng và trả lời các câu hỏi: •
1. Văn bản trên có thể chia làm ba phần
a) Mở bài: Từ Ông Chu Văn An... đến không màng danh lợi.
b) Thân bài: Từ Học trò theo ông... đến cho vào thăm.
c) Kết bài: Từ Khi ông mất... đến thương tiếc.
2. Nhiệm vụ của từng phần
a) Mở bài: Giới thiệu Chu Văn An, người thầy đạo cao đức trọng.
b) Thân bài: Triển khai vấn đề đã giới thiệu: Hai ý kiến đánh giá:
- Chu Vân An là người tài cao.
- Chu Văn An là người đức trọng được học trò kính trọng.
c) Kết bài: Kết thúc vấn đề: Đánh giá chung: ông mất ai cũng thương tiếc.
3. Mối quan hệ giữa các phần trong văn bản
4. Từ việc phân tích bố cục văn bản trên ta thấy văn bản thường có ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Mỗi phần đều có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng phải phù hợp với nhau.
II .CÁCH BỐ TRÍ, SẮP XẾP NỘI DUNG PHẦN THÂN BÀI
1. Phân tích cách sắp xếp nội dung phần thân bài trong Tôi đi học
- Theo sự hồi tưởng những kỉ niệm về buổi tựu trường dầu tiên của mình. Các cảm xúc lại được sắp xếp theo thứ tự thời gian: những cảm xúc trên đường đến trường, những cảm xúc khi vào lớp học.
- Theo sự liên tưởng đối lập những cảm xúc về cùng một đối tượng trước đây và buổi tựu trường đầu tiên.
2. Phân tích diễn biến tâm trạng của bé Hồng ở đoạn trích Trong lòng mẹ
- Tình yêu thương mẹ và thái độ căm ghét tột cùng những cổ tục đã đày đọa mẹ của bé Hồng khi nghe bà ÇÔ xúc xiểm nói xấu mẹ em.
- Niềm sung sướng, hạnh phúc tột đỉnh của bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ.
3. Có thế sắp xếp theo thứ tự
- Không gian (tả phong cành).
- Chỉnh thế - bộ phận (tả người, vật, con vật).
- Tình cảm , cảm xúc (tả người)
4. Chỉ ra hai ý kiến đánh gía về Chu Văn An trong phần Thân bài
- Chu Văn An là người tài cao.
- Chu Văn An là người đức trọng được học trò hết sức kính trọng.
5. Khái quát các quy tắc sắp xếp tổ chức nội dung phần Thân bài trong văn bản (xem phần ghi nhớ)
• Ghi nhớ:
- Văn bản thường có bố cục ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài.
- Nội dung phần thân bài cần được trình bày mạch lạc tùy thuộc vào kiểu bài, ỷ dồ giao tiếp của người viết. Nhìn chung, các ý thường được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, vấn đề sao cho phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc.
III. LUYỆN TẬP
♦ Bài tập 1
a) Trình bày ý theo thứ tự không gian: xa - gần - tận nơi — xa dần.
b) Trình bày ý theo thứ tự không gian: Ba Vì - xung quanh Ba Vì. Riêng về Ba Vì, trình bày theo thứ tự thời gian.
c) Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm cần chứng minh.
Bài tập 2
Nếu phân tích lòng yêu thương sâu sắc và cảm động của nhân vật chú bé Hồng đối với mẹ qua văn bản Trong lòng mẹ, em sẽ trình bày hai ý:
- Những ý nghĩ, cảm xúc của chú bé khi trả lời người cô;
- Cảm giác sung sướng cực điểm của chú bé khi được ở trong lòng mẹ.
Em sắp xếp các ý này theo thứ tự thời gian đúng với diễn biến tâm trạng của nhân vật.
Bài tập 3
Đưa phần giải thích câu tục ngữ lên trước, pbần chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ xuống sau.
Copyright © 2021 HOCTAP247