Đọc văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng” và trả lời câu hỏi:
Câu 1: (trang 24 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Văn bản trên có thể chia thành 3 phần:
- Phần 1 (Từ đầu ... không màng danh lợi)
- Phần 2 (tiếp ... không cho ai vào thăm)
- Phần 3 (còn lại)
Câu 2: (trang 24 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Nhiệm vụ của từng phần:
-Phần 1: Giới thiệu thầy giáo Chu Văn An
-Phần 2: Tài năng và cuộc đời thầy Chu Văn An
-Phần 3: Niềm tiếc thương và kính trọng thầy Chu Văn An
Câu 3: (trang 24 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Mối quan hệ giữa các phần trong văn bản trên:
- Mở bài: giới thiệu chủ đề văn bản, khái quát nội dung văn bản.
- Thân bài:Triển khai chủ đề, chứng minh, làm rõ chủ đề đã nêu ở mở bài
- Kết bài: Khái quát, tổng kết chủ đề văn bản.
→ Cả ba phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, các phần được sắp xếp theo trình tự logic, thống nhất để chủ đề của văn bản.
Câu 4: (trang 24 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
- Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn thể hiện chủ đề.
- Bố cục văn bản gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Nhiệm vụ của từng phần:
+ Phần mở bài: nêu chủ đề văn bản
+ Phần thân bài: Trình bày các khía cạnh của chủ đề
+ Phần kết bài: tổng kết chủ đề của văn bản
Các phần của văn abrn có quan hệ chặt chẽ, thống nhất hướng tới làm rõ chủ đề văn bản.
Câu 1: (trang 25 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
-Phần thân bài văn bản Tôi đi học kể về những sự kiện: Hồi ức về ngày đầu tiên đi hoc trên đường đến trường, khi đứng trên sân trường, khi vào lớp học
-Các sự kiện này được sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian.
Câu 2: (trang 25 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Diễn biến tâm trạng của Hồng trong văn bản Trong lòng mẹ ở phần thân bài:
-Yêu và mong nhớ người mẹ
- Đau đớn và tủi nhục trước sự cay độc của bà cô
-Căm giận những hủ tục đã đày đọa mẹ
-Vững tin về mẹ
-Sung sướng tột cùng khi gặp lại mẹ
Câu 3: (trang 25 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Trình tự miêu tả:
-Miêu tả người:
+ Giới thiệu khái quát về người đó
+ Miêu tả chi tiết ngoại hình: chiều cao, dáng người, khuôn mặt, da…
+ Giọng nói, cử chỉ, hành động
+Tính cách
-Miêu tả vật:
+ Giói thiệu khái quát vật đó
+ Miêu tả chi tiết hình dáng: khối lượng, màu sắc…
+ Công dụng
+ Tình cảm của con người với vật
-Miêu tả con vật
+ Giới thiệu khái quát con vật đó
+ Miêu tả chi tiết hình dáng: dáng, khuôn mặt, màu lông, đôi mắt…
+ Đặc tính: Tiếng kêu, thói quen
+ Tình cảm của con người và con vật đó
Một số trình tự miêu tả phổ biến: Miêu tả theo trình tự khái quát đến cụ thể, miêu tả từ xa đến gần…
Câu 4: (trang 25 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Cách sắp xếp các sự việc trong văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng”:
-Chu Văn An là người “đạo cao”:
+ Học trò theo học rất đông
+ Nhiều người đỗ cao.
+ Vì thế ông được nhà vua “vời ông ra dạy thái tử học”
-Chu Văn An là người “đức trọng”
+ Từ quan về quê vì can gián vua không thành
+ Thẳng thắn chỉ ra cái sai của học trò dù là quan to
Câu 5: (trang 25 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Cách sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản:
-Nội dung phần thân bài được trình bày theo trình tự tùy thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề văn bản.
-Nội dung phần thân bài được sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian, sự phát triển của sự việc, mạch suy luận.
Câu 1: (trang 26 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Cách trình bày ý:
a. Trình bày theo trình không gian : từ xa tới gần, từ trong ra ngoài, từ gần ra xa.
- Xa xa từ vệt rừng đen…
- Càng đến gần những đàn chim bay…
- Đứng dưới gốc cây có thể thò tay…
- Xa xa thấp thoáng…
- Đi ba nghìn thước mà vẫn thấy…
b. Trình bày ý theo thứ tự thời gian:
- Từng mùa trong năm
- Từng giờ trong ngày
- Về chiều
- Khi vầng sáng na quạt khép lại dần
c, Trình bày theo chủ đề: nói về trí tưởng tượng của dân gian trong truyện truyền thuyết.
- Cách sắp xếp hợp lí, liên kết chặt chẽ, cân xứng: một bên là lịch sử, một bên là truyền thuyết có cốt lõi lịch sử nhờ tí tưởng tượng của nhân dân.
Câu 2: (trang 27 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ:
- Khi sống trong những lời giả dối, thâm độc, xúc phạm của bà cô:
+ Dù non một năm Hồng không nhận được tin tức của mẹ nhưng em không hề trách hay ghét bỏ mẹ mình.
+ Căm ghét và mong muốn mãnh liệt muốn xóa bỏ những hủ tục đã đày đọa mẹ.
+ Bình tĩnh, tự tin đối đáp lại bà cô dù trong lòng vô cùng tổn thương.
+ Luôn tin rằng mẹ sẽ về mà không cần gửi thư bảo mẹ.
-Khi gặp lại và nằm trong lòng mẹ:
+ Thoáng thấy bóng ai giống mẹ, em đuổi theo ngay.
+ Nhận ra mẹ, em thấy mẹ thật tươi đẹp lạ thường và thấy giây phút đó thật “rạo rực”
+ Được gặp mẹ Hồng sung sướng đến òa khóc, quên những tủi cực đã chịu mà chỉ tận hưởng sự vỗ về, yêu thương của mẹ.
Câu 3: (trang 24 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Cách sắp xếp phần thân bài như trên là không hợp lý.
-Trước hết, cần giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ.
-Sau đó chứng minh:
+ Những người thường xuyên chịu khó hòa mình vào đời sống sẽ nắm chắc tình hình, học hỏi được nhiều điều bổ ích
+ Các vị lãnh tụ bôn ba tìm đường cứu nước
+ Trong thời kì đổi mới, nhờ giao lưu với nước ngoài, ta học tập được công nghệ tiên tiến của thế giới.
Copyright © 2021 HOCTAP247