Trang chủ Lớp 8 Soạn văn Lớp 8 SGK Cũ Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội - Soạn văn lớp 8

Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội - Soạn văn lớp 8

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

I. TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG

   Bắp và bẹ ở đây đều có nghĩa là “ngô”. Từ bẹ, bắp là từ ngữ địa phương ngô là từ ngữ toàn dân. Từ ngữ toàn dân là lớp từ ngữ được sử dụng rộng rãi trong cả nước.

II. BIỆT NGỮ XÃ HỘI

a)   Trong đoạn văn của Nguyên Hồng có chỗ tác giả dùng mẹ, có chỗ thì dùng mợ. Mợ và mẹ là hai từ đồng nghĩa. Trước đây, mợ là tiếng con gọi mẹ  tầng lớp trung lưu và thượng lưu. Còn mẹ là từ ngữ toàn dân. Trong đoạn văn này, tác giả dùng mẹ trong lời kể với độc giả, và mợ trong câu đáp với người cô. Cậu, mợ là tiếng gọi cha mẹ ở tầng lớp trung lưu và thượng lưu trong xã hội trước Cách mạng tháng Tám.

b)  Từ ngỗng chỉ điểm hai . Từ trúng tủ chỉ khi làm bài gặp được bài dã giải rồi hoặc học kĩ rồi. Các từ ngữ này thường được giới học sinh sử dụng.

III. SỬ DỤNG TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG, BIỆT NGỮ XàHỘI

  1. Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội cần chú ý không nên lạm dụng. Chỉ nên dùng hai loại từ ngữ này trong khẩu ngữ, trong gi ao tiếp thường nhật khi đối tượng giao tiếp là người cùng địa phương cùng tầng lớp xã hội. Có như thế mới không gây khó khăn trong giao tiếp.
  2. Trong các đoạn thơ, văn trong bài, tác giả văn sử dụng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội (mô, bầy tui, vi, nở hiện chừ, ra ni, cứ, dằm thượng, mối) cốt để tô đậm tính cách địa phương của nhân vật, để tăng tính biểu cảm.

IV. LUYỆN TẬP

Bài tập 1

Từ ngữ địa phương Từ ngữ toàn dân
  má , u , bầm    mẹ
   heo    lợn
   bông    hoa
   mè    vừng
   thơm    dứa
   cười    sân
   mần    làm
   trốc    đầu
    mun    tro
   chén    bát
   dĩa     đĩa

Bài tập 2

   Một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác.

- Tầng lớp học sinh: trứng vịt (điểm 0), gậy (điểm 1), ngỗng (điểm 2), ghi đông (điếm 3), trúng tủ, phao, ...

- Tầng lớp trung lưu, thượng lưu cũ trước Cách mạng tháng Tám: Con gọi cha mẹ bằng cậu, mợ. Vợ chồng cũng gọi nhau bằng cậu, mợ.

Bài tập 3

a) (+)          b) (-)            c) (-)          d) (-)             e) (-)             g) (-)

Bài tập 4

Có thể sưu tầm qua sách vở báo chí hoặc người lớn tuổi trong gia dinh.

Bài tập 5

Đọc kĩ và chú ý cả những lỗi chinh tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

Copyright © 2021 HOCTAP247