Trang chủ Lớp 6 Ngữ văn Lớp 6 SGK Cũ Bài 2 Ngữ Văn 6 Tìm hiểu chung về văn tự sự - Ngữ văn 6

Tìm hiểu chung về văn tự sự - Ngữ văn 6

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự

a. Ngữ liệu

b. Nhận xét

  • Tự sự được dùng phổ biến trong đời sống hằng ngày
  • Là món ăn tinh thần rất bổ ích trong cuộc sống giúp cho sự thông tin giữa con người với con người có giá trị hơn.

c. Kết luận

  • Tự sự là kể chuyện để biết, để nhận thức về người, sự vật, sự việc, để giải thích hoặc tỏ thái độ khen chê…
  • Người kể
    • Là người thông báo, cho biết, giải thích.            

→ Ý nghĩa 

  • Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề bày tỏ thái độ khen chê.      
    • Ví dụ:
      • Ý nghĩa của văn bản tự sự “Con Rồng Cháu Tiên
        • Giải thích suy tôn nguồn gốc dân tộc.  
        • Ý nguyện đoàn kết, thống nhất.    
        • Ca ngợi công lao dựng nước.    
        • Tự hào về nguồn gốc giống nòi
  • Đặc điểm
    • Có cốt truyện
    • Bao gồm chuỗi sự việc, sự kiện, những diễn biến, tình tiết câu chuyện được liên kết với nhau một cách hợp lý.
      • Nhân vật: Có  khi là người, loài vật, sự vật…tuỳ theo phương thức sáng tác khác nhau và mục đích giao tiếp khác nhau.
    • Ví dụ
      • Trong bài "Thánh Gióng": Có cốt truyện và nhân vật rõ ràng, ta có thể kể theo phương thức tự sự. Đây là diễn biến và quá trình diễn ra của truyện.
        • Kể lại quá trình Thánh Gióng ra đời như thế nào?
        • Quá trình mang thai và được sinh ra của Thánh Gióng
        • Khi sinh ra có những biểu hiện lạ
        • Khi nghe có giặc ngoại xâm tới xâm lược thì nhận đi đánh giặc ra sao
        • Quá trình đánh giặc Thánh Gióng cần những điều gì?
        • Chiến đấu trong một hoàn cảnh như thế nào?
        • Kết thúc chiến thắng của Thánh Gióng đã để lại bài học kinh nghiệm gì? 

⇒ Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc: Sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa.

1.2. Ghi nhớ: SGK/28

  • Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày các chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc. Thể hiện một ý nghĩa.
  • Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.

Ví dụ

Đề bài: Viết bài văn tự sự đời thường: Kể về kỉ niệm đáng nhớ về một người bạn của mình.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài

  • Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì? (nêu một cách khái quát).

2. Thân bài

  • Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.
  • Nó xảy ra ở đâu, lúc nào (thời gian, hoàn cảnh...) với ai (nhân vật)?
  • Chuyện xảy ra như thế nào (mở đầu, diễn biến, kết quả)?
  • Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động)?

3. Kết bài

  • Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó.

3. Soạn bài Tìm hiểu chung về văn tự sự

Để nắm vững khái niệm và đặc điểm văn bản tự sự, các em có thể tham khảo thêm

bài soạn Tìm hiểu chung về văn tự sự.

Copyright © 2021 HOCTAP247