Đeo nhạc cho mèo - Ngữ văn 6

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Thể loại

  • Truyện ngụ ngôn
    • Hình thức: Là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần;
    • Nội dung: Truyện ngụ ngôn mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con ngườ
    • Mục đích: nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

b. Nội dung

  • Truyện Đeo nhạc cho mèo miêu tả sinh động, sâu sắc làng chuột và từng loại chuột (thông qua cuộc họp cua hội đồng chuột và tên gọi, bộ dạng, hành động, ngôn ngữ, tính cách của nhân vật).
  • Truyện khuyên nhủ người ta luôn phải cân nhắc đến điều kiện và khá năng thực hiện khi dự định làm một công việc nào đó.
  • Truyện còn phê phán những ý tướng viền vông, những kẻ ham sông sợ chết, chỉ bàn mà không dám hành động, trút công việc khó khăn nguy hiểm cho những người dưới quyền.

c. Tóm tắt

  • Bởi mèo cứ ăn thịt chuột mãi nên chuột phải tìm cách bảo vệ giống nòi.
  • Cả làng chuột họp nhau lại. Ông Cống có sáng kiến đeo nhạc vào cổ mèo để mèo đi đâu cũng phát ra tiếng kêu, chuột nghe thấy biết đường mà chạy. Cả làng chuột đều cho cách đó rất hay nhưng khi cử người làm thì ai cũng chối đây đẩy. Rốt cuộc anh chuột Chù không biết chối vào đâu được đành phải nhận lời. Khi thấy chuột Chù rón rén đến, mèo nhe nanh, giơ vuốt khiến Chù vội vứt nhạc chạy về báo làng.
  • Không ai dám bàn đến cái nhạc nữa. Bởi thế nên đến tận bây giờ, mèo vẫn cứ ăn thịt chuột.

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Lý do cuộc họp làng chuột

  • Nguyên nhân
    • Mèo cứ xơi chuột mãi
    • Mới đẻ ra chuột đã sợ mèo
  • Mục đích
    • Mua một cái nhạc, buộc vào cổ mèo để mọi nhất cử, nhất động của nó đều nghe và tránh được.

→ Đeo nhạc cho mèo

b. Cuộc họp làng chuột

  • Nguyên nhân: Chống lại kẻ thù truyền kiếp
  • Mục đích: Oong Công đề xuất ý kiến đeo nhạc cho mèo
  • Lúc đầu
    • Đủ mặt cả làng
    • Ông Cống đề xuất sáng kiến đeo nhạc cho mèo

→ Hội nghị vỗ tay tán thưởng

  • Lúc phân công
    • Im phăng phắc, nối sợ hãi bao trùm
    • Đùn đẩy, né tránh trách nhiệm

→ Ai nấy đều sợ hãi và thoái thác.

⇒ Cuộc họp thất bại

c. Kết quả

  • Khi thực hành
    • Tất cả đều vô cùng sợ hãi, không ai dám nhận nheiejm vụ này.
    • Không thực hiện được
  • Kết quả tất yếu phải xảy ra
    • Vừa trông thấy mèo, không những chuột chù mà cả làng chuột đều sợ cuống, vắt chân lên cổ, chạy bán sống bán chết.
  • Tổng kết

    • Bài học

      • Sáng kiến phải có tính thực tiễn và khả thi.
      • Một kế hoạch tốt phải có điều kiện thực hiện, người thực hiện là rất quan trọng.
      • Những việc tập thể phải do nhiều người quyết định, để 1 người thao túng => dễ đi đến quyết định ảo tưởng, điên rồ.
    • Ý nghĩa

      • Truyện vừa có ý nghĩa giáo dục con người khi muốn làm điều gì đó cần có kế hoạch và sẵn sang làm tới cùng không như lũ chuột kia chỉ đặt mục tiêu trên lý thuyết còn thực hành thì không làm được gì, chúng đã nhằm tố cáo cái bọn chỉ nói viễn vông.
      • Không làm được điều gì nhưng lại to giọng và tỏ ra rằng mình là người hiểu biết, và có ý nghĩa phê phán những thành phần người như vậy trong xã hội.

Ví dụ:

Đề bài: Kể diễn cảm truyện "Đeo nhạc cho mèo".

Gợi ý làm bài

1. Mở bài

  • Giới thiệu chung
    • Xưa nay, họ nhà chuột vốn rất sợ mèo.
    • ­ Làng chuột tổ chức một cuộc họp bàn cách chống lại mèo.
    • Có đủ mặt các loại chuột tham dự.

2. Thân bài

  • Diễn biến của truyện
    • Nội dung cuộc họp thứ nhất
      • Chuột Cống nêu ra sáng kiến đeo nhạc cho mèo. ­
      • Cả làng chuột đồng tình với sáng kiến của chuột Cống.
    • Nội dung cuộc họp thứ hai
      • Nhạc đã kiếm được, hội đồng chuột phân công người đi đeo nhạc cho mèo. ­
      • Không ai dám nhận công việc nguy hiểm ấy.
      • Làng chuột cắt cử chuột cống; chuột Cống từ chối, đẩy cho chuột Nhắt; chuột Nhắt đẩy cho chuột Chù. ­ Chuột Chù không cãi được đành phải đi.
    • Chuột Chù đi đeo nhạc cho mèo
      • Chỉ vừa nghe tiếng mèo kêu, chuột Chù đã sợ run. ­
      • Nghĩ đến trách nhiệm làng giao, chuột Chù đành đánh bạo tiến đến gần mèo. ­
      • Mèo không thèm ăn thịt chuột Chù nhưng hù doạ làm cho chuột Chù phát hoảng, chạy về báo làng.
      • ­ Cả làng chuột bỏ chạy tán loạn, chẳng ai nghĩ đến cái nhạc

3. Kết bài

  • Kết thúc truyện
    • Thế là chuột vẫn sợ mèo như trước.

Bài văn mẫu

     Từ xửa từ xưa, mèo đã có cái thú là ăn thịt chuột. Cũng vì thế mà chuột mới đẻ ra là đã sợ mèo rồi. Họ hàng nhà chuột giận lắm nhưng nghĩ mãi mà không ra cách để trị mèo.

     Một hôm, làng chuột họp nhau lại để bàn. Thôi thì đủ mặt chuột già, chuột trẻ, chuột lớn, chuột bé... Từ ông chuột Cống rung rinh béo tốt, bệ vệ sang trọng, đến anh chuột Nhắt láu lỉnh, tinh ranh và cả anh chuột Chù chậm chạp, lù đù. Khi mọi người đều đã có mặt, ông Cống mới lên giọng dạy rằng: ­ Cái giống mèo quái quỷ kia sở dĩ nó chụp được anh em mình chỉ vì trời phú cho nó cái tài rình mò và khéo bắt lén mà thôi! Tôi đã nghĩ ra cách này tuyệt hay:

- Bây giờ, bà con ta nên mua một cái lục lạc, buộc vào cổ nó. Như thế thì nó đi đến đâu, tiếng nhạc vang lên đến đấy, chúng ta biết đường mà ẩn náu cho kĩ. Đố nó còn làm gì nổi ta nữa! Tôi nói có phải không nào?

Nghe ông Cống nói xong, tưởng tượng ra cái vẻ mặt tiu nghỉu, thất vọng của mèo, cả làng chuột thích thú dẩu mõm, quật đuôi lấy làm bái phục cái mưu kế chí lí ấy và đồng thanh ưng thuận, ông Cống sướng phổng cả mũi! Mấy ngày sau, lục lạc đã kiếm được, làng chuột lại họp để cử người đi đeo nhạc cho mèo.

Trước khi vào cuộc họp, ai nấy hớn hở, lao xao, bảo nhau là sắp thoát ách của lão Miu tai ác rồi. Nhưng đến khi mấy vị trong hội đồng chuột hỏi rằng ai dám đem lục lạc đeo vào cổ mèo thì lạ thay, tất cả im phăng phắc. Chẳng có một cái tai nào nhúc nhích, một cái răng nào nhe ra cả. Không khí cuộc họp thật là căng thẳng, ngột ngạt. Biết cử ai làm cái việc “đại sự” ấy bây giờ? Khó quá! Bất đắc dĩ, làng chuột đành cắt ông Cống phải đi, vì chính ông ta đã xướng lên cái việc đeo nhạc cơ mà! Ấy mới khốn cho chuột cống! Cống ta trong lòng tuy nao núng, lo sợ nhưng ngoài mặt vẫn làm ra bộ bệ vệ, kẻ cả, nói rằng: ­

- Tôi đây, chẳng gì nhờ phúc ấm của tổ tiên để lại, cũng được xếp vào bậc ông Cống, ông Nghè, ăn trên ngồi trước trong làng, có lẽ nào làng lại cắt tôi đi làm cái việc tầm thường ấy được? Trong họ ta nào có thiếu chi người tài giỏi. Tôi xin cử anh Nhắt. Anh ấy nhanh nhảu, thông minh, chắc là được việc.

Tưởng là kế hay, nhưng Nhắt vốn tinh ranh, láu lỉnh nên cãi lí rằng:

-­ Nếu làng cắt tôi đi, tôi cũng xin vâng, chẳng dám chối từ. Tôi tuy bé nhưng ngẫm ra vẫn còn được ở chiếu trên, không đến nỗi nào. ông Cống không đi là phải; nhưng tôi đây không đi, cũng phải. Tôi xin tiến cử với làng anh Chù. Anh ấy tuy chậm chạp nhưng chắc chắn, cẩn thận, làng không lo hỏng việc.

Thật là tội nghiệp! Chù ta vốn thật thà, chất phác, không biết cãi làm sao bèn ụt ịt nói rằng:

- ­ Tôi là đầy tớ của làng, làng cắt tôi đi là phải lắm. Tôi chỉ sợ rằng nếu đến gần mèo mà mèo ăn thịt tôi thì lấy ai thay tôi mà buộc nhạc được nữa? Lấy ai thay tôi mà hầu hạ cho làng?

Chuột Chù chưa dứt lời thì ông Cống đã nhanh miệng bảo:

­- Gớm! Mày cứ lo xa! Mèo có vờn là vờn chúng tao với anh Nhắt kia kìa. Chứ chú mày hôi như cú thế thì nó bắt mà thèm vào! Thôi, cứ nhận ngay đi, không lôi thôi gì nữa!

Chuột Chù tức lắm nhưng cũng đành phải nhận. Chú ì ạch vác cái lục lạc ra đi tìm mèo. Được một đoạn đường, chưa thấy mèo đâu, mới nghe thấy tiếng meo meo, Chù đã run lẩy bẩy, bốn chân cứ nhũn cả ra, không dám tiến. Nhưng nghĩ đến lệ làng, chú thở dài, đánh bạo tiến lại gần thì quả nhiên, mèo không thèm vồ chú thật. Song mèo vẫn ra oai, nhe nanh, giương vuốt, làm cho Chù cắm đầu cắm cổ, vác cái thân ì ạch chạy khốn chạy khổ về báo cho làng hay. Cả làng nháo nhác, hoảng hồn, bỏ chạy tán loạn, chẳng ai để ý đến cái lục lạc nó lăn đi đâu và lăn tự bao giờ không biết.

     Thế là tan cái mộng đeo nhạc cho mèo. Rốt cuộc, họ nhà chuột vẫn sợ mèo cho tới bây giờ.

3. Soạn bài Đeo nhạc cho mèo

 “Đeo nhạc cho mèo” là một truyện ngụ ngôn hài hước, thú vị, chứa đựng ý nghĩa xã hội sâu sắc. Truyện kể về cuộc họp mặt của làng chuột để bàn cách chống mèo. Chuột Cống có sáng kiến đeo nhạc cho mèo để mèo đi đến đâu, chuột sẽ biết trước mà tránh. Cả họ nhà chuột đồng tình với sáng kiến đó nhưng không ai dám đi đeo nhạc vào cổ mèo. Cuối cùng, chuột vẫn cứ bị mèo ăn thịt và mãi mãi khiếp sợ mèo. Để nắm được những kiến thức về văn bản, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Đeo nhạc cho mèo.

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Đeo nhạc cho mèo

Thông qua truyện Đeo nhạc cho mèo, người xưa muốn phản ánh đôi nét hiện thực của cuộc sống đương thời dưới xã hội phong kiến trì trệ và đầy mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị với giai cấp bị trị. Đồng thời đặt ra bài học thiết thực về mối quan hệ giữa lí thuyết với thực hành; giữa nói và làm trong mọi công việc lớn nhỏ của cuộc sống hằng ngày. Để có thể phân tích được câu chuyện này đúng yêu cầu của để bài, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

Copyright © 2021 HOCTAP247