Ôn tập truyện dân gian - Ngữ văn 6

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Bảng hệ thống hóa các truyện dân gian đã học 

Thể loại Truyền thuyết Cổ tích Ngụ ngôn Truyện cười
Định nghĩa
  • Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo.
  • Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện lịch sử và nhân vật được kể lại
  • Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh; nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ; nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch; nhân vật là động vật.
  • Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công
  • Loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần
  • Mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người nói bóng gió, kín đáo chuyện con người
  • Nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống
  • Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống
  • Nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán thói hư tật xấu trong xã hội
Tên truyện
  • Con rồng cháu tiên
  • Bánh chưng bánh giầy
  • Thánh Gióng
  • Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
  • Sự tích Hồ Gươm.
  • Sọ Dừa.
  • Thạch Sanh.
  • Em bé thông minh.
  • Cây bút thần.
  • Ông lão đánh cá và con cá vàng.
  • Ếch ngồi đáy giếng
  • Thầy bói xem voi.
  • Đeo nhạc cho mèo.
  • Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
  • Treo biển.
  • Lợn cưới, áo mới.
Đặc điểm
  • Truyện kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử trong quá khứ.
  • Kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc.
  • Mượn chuyện loài vật, đồ vật hay chính con người để nói bóng gió chuyện con người.
  • Kể về những hiện tượng đáng cưới trong cuộc sống

→ Phơi bày và người nghe phát hiện.

  • Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo
  • Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
  • Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý.
  • Có yếu tố gây cười.
  • Có cơ sở lịch sử, cốt lõi sự vật lịch sử

 

  • Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy con người trong cuộc sống
  • Nhằm gây cười, mua vui hoặc phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu

→ Hướng tới điều tốt đẹp.

  • Người kể, người nghe tin là có thật
  • Không tin câu chuyện là có thật.
   
  • Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử.
  • Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân vào thắng lợi của cái thiện.
   
Giống nhau
  • Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
  • Có nhiều mô típ, chi tiết giống nhau:
    • Sự ra đời thần kỳ
    • Nhân vật chính tài năng, phi thường.
  • Truyện ngụ ngôn thường chế giễu, phê phán những ứng xử, hành động trái với điều răn dạy, vì thế nó giống truyện cười ở yếu tố gây cười.
Khác nhau
  • Kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử

→ Thể hiện đánh giá của nhân dân đối với sự kiện, nhân vật lịch sử đó.

  • Được cả người kể và người nghe tin là thật
  • Kể về cuộc đời các loại nhân vật nhất định 

→ Thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân và chiến thắng của cái thiện

  • Được cả người kể và người nghe tin là không có thật
  • Mục đích khuyên nhủ, răn dạy con người một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống.
  • Mục đích gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự vật, hiện tượng tính cách đáng cười.

Ví dụ

Đề bài: Kể tóm tắt một truyện dân gian đã học.

Gợi ý làm bài

1. Thánh Gióng

Truyện kể rằng: vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão, tuy làm ăn chăm chỉ, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm, bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân lạ, về nhà bà thụ thai.2.

Mười hai tháng sau bà sinh ra một cậu con trai khôi ngô tuấn tú. Nhưng lạ thay! Tới ba năm sau, cậu bé vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đấy.

Bấy giờ, giặc Ân tràn vào bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh lắm! Vua Hùng bèn sai người đi khắp nước rao cầu hiền tài giết giặc. Nghe tiếng rao, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Từ đấy cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mất cũng chẳng no.

Tráng sĩ Gióng mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt rồi cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường để quét sạch giặc thù.

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc rồi bay thẳng về trời. Ở đó nhân dân lập đền thờ, hàng năm lại mở hội làng để tưởng nhớ. Ngày nay các ao hồ và những bụi tre ngà vàng óng đều là dấu ấn xưa về trận đánh và là nơi ông Gióng đã đi qua.

2. Sọ Dừa

Hai vợ chồng có một mụn con nhưng là một cục thịt có mắt mũi, không có tay chân. Đặt tên là Sọ Dừa. Sọ Dừa xin đi chăn bò cho nhà phú ông để lấy tiền nuôi cha mẹ. Phú ông đồng ý vì thấy Sọ Dừa nuôi bò giỏi. Phú ông lại sai ở trên núi để chăn, cơm nước đã có ba cô con gái đem lên cho. Hai cô chị hắt hủi, còn cô em Út thùy mị phát hiện Sọ Dừa không phải là người thường nên đem lòng yêu thương và săn sóc. Cuối mùa đi ở, Sọ Dừa bảo mẹ đến hỏi con gái phú ông. Sọ Dừa đã đáp ứng vật thách cưới, phú ông hỏi ý ba cô. Cô Út ưng chịu. Sau khi cưới Sọ Dừa hiện thành chàng trai tuấn tú, học hành thông minh và đậu Trạng nguyên. Khi từ giã vợ đi sứ, quan trạng đưa cho vợ hòn đá lửa, con dao và hai quả trứng gà dặn phải dắt trong người. Hai cô chị lập mưu đẩy em xuống biển, em bị cá kình nuốt. Nhờ con dao mà cô giết được cá rồi dạt vào đảo hoang. Cô Út đã dùng đá lửa để nướng cá ăn qua ngày. Hai trứng nở ra hai còn gà. Khi quan trạng trên đường đi sứ trở về, nghe tiếng gà gáy trên đảo hoang, quan trạng ghé vào đảo rước vợ về nhà mở tiệc ăn mừng. Tiệc tan quan dẫn vợ ra, hai người chị xấu hổ trốn đi mất biệt.

3. Ếch ngồi đáy giếng

Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xunh quanh chỉ có nhái, cua, ốc, chúng rất sợ tiếng kêu của ếch. Ếch tưởng mình oai như vị chúa tể và coi trời bé bằng cái vung. Năm trời mưa to khiến nước mưa ngập giếng và đưa ếch ra ngoài, quen thói cũ ếch đi lại nghênh ngang đã bị một con trâu đi ngang dẫm bẹp. Qua câu chuyện nhân dân ta nhằm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang gọi là “Ếch ngồi đáy giếng”.

4. Lợn cưới, áo mới

Anh chàng hay khoe của vừa may được chiếc áo mới, đứng suốt từ sáng đến chiều chưa khoe được thì gặp một anh chàng khác cũng đang tìm cơ hội khoe con lợn cưới. Cuộc đối đáp giữa họ thật độc đáo:
- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua không?
- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

3. Soạn bài Ôn tập truyện dân gian

Để nắm đặc điểm thể loại truyện dân gian đã học, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Ôn tập truyện dân gian.

Copyright © 2021 HOCTAP247