Tóm tắt bài
1.1. Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người
a. Xét ví dụ (SGK/ 59, 60, 61)
Đoạn văn |
Đối tượng |
Đặc điểm nổi bật |
Từ ngữ và hình ảnh |
1 |
Dượng Hương Thư |
Người chèo thuyền vượt thác có vẻ đẹp dũng mãnh |
- Ngoại hình
-
Như pho tượng đồng đúc.
-
Các bắp thịt cuồn cuộn.
-
Hai hàm răng cắn chặt
-
Quai hàm bạnh ra
-
Mắt nảy lửa
- Động tác
- Ghì trên ngọn sào như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ
|
Tả người trong tư thế làm việc ⇒ Sử dụng nhiều động từ.
|
2 |
Cai Tứ |
Người đàn ông gian hùng |
- Thân hình: Thấp và gầy
- Tuổi tác: Độ 45, 50
- Gương mặt:
- Mặt vuông nhưng hai má hóp lại.
- Cặp lông mày lổm chổm trên gò xương, lấp lánh đôi mặt gian hùng.
- Mũi gồ sống mương.
- Bộ ria mép ... cố giấu giếm, đậy điệm cái mồm toe toét tối om.
- Đỏm đang mấy chiếc răng vàng hợm của.
|
Đặc tả chân dung ⇒ Sử dụng nhiều tính từ
|
3 |
Hai đô vật tài mạnh trong hội thi vật ở Đền Đô
(Cản Ngũ và Quắm Đen)
|
Tài giỏi, mạnh khỏe |
Hành động
|
Quắm Đen |
Ông Cản Ngũ |
- "Lăn xả"… "đánh ráo riết"…"lấn lướt"…"vờn tả, đánh hữu, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hoá".
- "Như một con cắt"…"ôm một bên chân ông" (Cản Ngũ), "bốc lên".
- "Loay hoay gò lưng không bê nổi"…
|
- "Lờ ngờ, chậm chạp, lúng túng, hai tay dang rộng ra để sát xuống mặt đất xoay xoay chống đỡ: bước hụt mất đà chúi xuống".
- "Vẫn chưa ngã", "đứng như cây trồng"
- "Vẫn đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen mồ hôi mồ kê nhễ nhại"…"thò tay nắm lấy khố Quắm Đen nhấc bổng anh ta lên"…
|
Tả người trong tư thế làm việc ⇒ Sử dụng nhiều động từ
|
b. Nhận xét
c. Chú ý
- Khi miêu tả nhân vật kết hợp với hành động ta sử dụng nhiều động từ
- Khi miêu tả chân dung nhân vật ta sử dụng nhiều tính từ, ít động từ
1.2. Bố cục một bài văn tả người
a. Xét ví dụ
Đoạn 3: Tả Cản Ngũ và Quắm Đen
→ Hai đô vật tài mạnh trong hội thi vật ở Đền Đô.
- Mở bài
- Từ đầu đến "nổi lên ầm ầm": Quang cảnh chung của các nhân vật
→ Giới thiệu nhân vật.
- Thân bài
- Tiếp đến "ngay bụng vậy": Diễn biến keo vật giữa ông Cản Ngũ và Quắm Đen.
→ Miêu tả cử chỉ, hành động
- Kết bài
- Đoạn còn lại: Sự chiến thắng của ông Cản Ngũ và suy nghĩ của mọi người
→ Nhận xét và nêu cảm nghĩ
b. Nhận xét
- Bố cục của một bài văn tả người
- Mở bài
- Giới thiệu người được tả.
- Thân bài
- Miêu tả chi tiết
- Ngoại hình
- Cử chỉ
- Hành động
- Lời nói
- Kết bài
- Nhận xét, nêu cảm nghĩ của mình về người được tả.
Ví dụ
Đề bài: Hãy viết bài văn miêu tả mẹ của em
Gợi ý làm bài
1. Mở bài
- Trong gia đình, mẹ là người gần gũi em nhất.
2. Thân bài
a) Tả hình dáng
- Dáng người tầm thước, thon gọn.
- Gương mặt đầy đặn, mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở thường buộc lóc gọn sau gáy.
- Mẹ ăn mặc rất giản dị
- Khi đi làm mẹ thường mặc áo sơ mi.
- Ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
- Mẹ có đôi mắt đen long lanh. Mỗi khi dạy bảo con cái, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.
b) Tả tính tình, hoạt động
- Mẹ là người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng
- Tính mẹ rất ôn hoà, ăn nói nhã nhặn.
- Mẹ là người hết lòng với con cái.
- Ban ngày mẹ làm lụng vất vả
- Tối đến mẹ luôn quan tâm đến việc học của con cái.
3. Kết bài
- Mẹ luôn gần gũi em, chăm sóc, dạy bảo em nên người.
- Em luôn cố gắng học giỏi để đem lại niềm vui cho gia đình.
3. Soạn bài Phương pháp tả người
Để nắm được cách tả người, các em có thể tham khảo bài soạn Phương pháp tả người.