Mưa - Trần Đăng Khoa - Ngữ văn 6

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Trần Đăng Khoa sinh năm 1958.
  • Quê quán: Nam Sách, Hải Dương.
  • Hiện đang công tác tại ban Văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam.
  • Là tài năng thơ bộc lộ rất sớm (tập thơ đầu ta được in năm 1968, khi Trần Đăng Khoa mới 10 tuổi.)

b. Tác phẩm

  • Hoàn cảnh
    • Bài thơ sáng tác năm 1967 in trong tập "Góc sân và khoảng trời".
  • Thể thơ: Thể thơ tự do, các câu thơ ngắn.
  • Tóm tắt
    • Bài thơ tả cảnh thiên nhiên, cảnh trận mưa rào mùa hạ ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
  • Gồm 3 phần
    • Phần 1: (Từ đấu đến "nhảy múa"): Cảnh sắp mưa.
    • Phần 2: (Tiếp theo đến "hả hê"): Cảnh trong mưa.
    • Phần 3: (Còn lại): Hình ảnh con người trong mưa.

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Cảnh thiên nhiên:

  • Cảnh sắp mưa: Đàn mối bay ra, mối trẻ, mối già, đàn kiến tránh mưa, mặt trời đầy mây đen, cây mía múa gươm...
  • Cảnh trong khi mưa: Mưa rào rào ù ù, rơi lộp bộp, cóc nhày, chó sủa...
  • Nghệ thuật nhân hóa.

→ Bức tranh đẹp, sinh động về một cơn mưa mùa hạ dưới sự cảm nhận tinh tế của con mắt trẻ thơ. Vẻ đẹp của làng quê Việt Nam.

b. Hình ảnh con người:

  • Người cha đi cày về "đội sấm, đội chớp..."
  • Nghệ thuật ẩn dụ.

→ Con người mới xuất hiện trên cái nền thiên nhiên dữ dội, hùng vĩ vừa mang tính chất cụ thể, khái quát biểu tượng vừa ca ngợi vẻ đẹp lao động cần cù của con người nông dân bình dị chống chọi, vượt qua, chiến thắng những trở ngại của thiên nhiên với tầm vóc lớn lao, tư thế hiên ngang, sức mạnh to lớn có thể so sánh với thiên nhiên vũ trụ. Toát lên những tình cảm kính yêu, trân trọng, tự hào của đứa con về người cha của mình. Gợi ấn tượng đẹp, khỏe của người nông dân lao động Việt Nam thời đánh Mĩ.

  • Tổng kết

    • Nghệ thuật:

      • Sử dụng thơ tự do, câu ngắn, nhịp nhanh
      • Quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế và độc đáo.
      • Sử dụng các phép nhân hóa.
      • Khắc họa hình ảnh người cha đi cày về mang ý nghĩa biểu trưng.
    • Ý nghĩa:

      • Bài thơ cho thấy sự phong phú của thiên nhiên và tư thế vững chãi của con người. Từ đó hiện lên tình cảm vui tươi, thân thiện của tác giả đối với thiên nhiên và làng quê yêu quý của mình.

Ví dụ:

Đề bài: Dựa vào bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa hãy tả lại một cơn mưa rào.

Gợi ý làm bài:

1. Mở bài:

  • Giới thiệu khung cảnh trước cơn mưa:
    • Nắng nóng kéo dài, không khí oi bức, ngột ngạt.
    • Cây cối héo úa, mặt đất khô cằn.
    • Mọi người sốt ruột mong mưa.

2. Thân bài:

  • Lúc sắp mưa: Trời tối sầm, mây đen kéo tới. Gió thổi mạnh, sấm chớp nổi lên. Cây cối ngả nghiêng, các con vật cuống quýt chạy mưa.
  • Lúc mưa: Mưa từ nhỏ đến lớn. Màn mưa trắng xoá. Trời đất mù mịt trong mưa. Con người, cảnh vật đều hả hê, vui sướng.
  • Sau cơn mưa, bầu trời quang đãng, mọi sinh hoạt trở lại bình thường.

3. Kết bài:

  • Cảm nghĩ của em: Cơn mưa đến đúng lúc rất có ích đối với nhà nông.

Bài văn mẫu:

Trời nóng oi bức đến mười ngày, hôm qua một trận mưa rào vừa ập xuống.

Trời bỗng tối sầm lại, gió thổi ù ù, mây đen kéo đến ùn ùn như ông trời đang mặc áo giáp đen ra trận. Không hiểu từ đâu mối bay ra rợp trời, mối trẻ hay rất cao, cao đến sát mái nhà, ngọn cây. Mối già bay thấp, có con bay là là mặt đất. Mối bay ra rất nhiều tưởng như vơ tay lên là bắt được đến vài con mối. Ngoài vườn, mẹ gà cục cục dẫn đàn con tìm nơi ẩn nấp, những chú gà con như những nắm bông vàng chạy lon ton, thỉnh thoảng lại kêu "chiếp chiếp". Gió ngày càng thổi mạnh, bãi mía trước nhà được cơn gió thổi làm lá mía xào xạc như muôn ngàn thiếu nữ đang múa gươm. Bụi cuốn mù trời, lá khô cuốn theo chiều gió chạm xuống đất nghe xào xạc dồn vào một góc sân như một bàn tay vô hình đã quét lại. Ngoài đầu ngõ, những chú kiến hối hả hành quân về tổ mang theo bao nhiêu là thức ăn dự trữ báo hiệu trước một trận mưa rất to sắp đến. Gió thổi mát ơi là mát. Những cọng cỏ gà rung rinh tai nghe ngóng. Đến cả bụi tre đầu ngõ cũng kẽo kẹt đưa võng, lá tre choẽ xuống như những cô thiếu nữ đang ngổi tần ngần gỡ tóc. Hàng bưởi ven bờ ao đu đưa bế những đứa con đầu tròn trọc lốc.

Bỗng chớp loé sáng rực, cả bầu trời như có một chiếc bút kỳ lạ đã vẽ lên bầu trời một nét vẽ thật rõ sáng rồi vụt tắt, ông sấm được thể ra oai ghé xuống sân cười khanh khách, có lúc phát ra những tiếng đùng đoàng như mìn phá đá. Cây dừa vốn thường ngày đứng im lặng ở góc vườn nay thả sức sải tay bơi như những vận động viên đang bơi lội. Những chị mùng tơi ở hàng rào cạnh tường lâu nay uốn éo giờ được nhảy múa hả hê.

Lộp bộp, lộp bộp, trời đã mưa. Trẻ em trong xóm reo lên. Mưa ù ù như xay lúa, mưa sầm sập giọt ngã giọt bay. Nước sùi bọt trắng xoá cả sân. Đất trời mù trắng nước, mưa chéo mặt sân, mùi nước mưa ngai ngái, ngòn ngọt. Mưa rào rào trên mái tôn. mưa bùng nhùng trên các tàu lá chuối, lá khoai. Nước chảy ồ ồ, xối xả. Nước ngập cả sân. Mấy ông cóc cụ nhảy chồm chồm bì bõm trong nước mưa. Nước chảy đục ngầu ngầu, cuồn cuộn dồn về ao, nước mấp mé vườn nhà. Bỗng lóe lên một ánh chớp, sấm kêu "đùng" một cái làm trẻ con trong xóm hét lên một tiếng rõ to. Cây lá trong vườn hả hê run rẩy.

Mưa ngớt dần rồi lạnh hẳn, mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó bay ra hót râm ran như đón ông Mặt Trời lại mỉm cười, những tia nắng vàng óng ánh sau những vòm lá bưởi. Bầu trời lại trong xanh và cao như một bàn tay vô hình đã gột rửa sạch những đám mây đen. Tiếng bàn chân chạy lép nhép ngoài đường. Trẻ em trong xóm rủ nhau đi bắt cá rô ngược dòng nước.

Trận mưa rào thật là thích đã đem đến cái không khí trong lành, khoan khoái dễ chịu. Cây cối như vụt lớn hẳn lên, sum suê hơn mọi ngày, cái bể nhà em lại đầy ắp nước mưa.

3. Soạn bài Mưa 

Bài thơ Mưa kể về cơn mưa mà tác giả đã chứng kiến tại nơi mà mình sinh sống. Cơn mưa là một hiện tượng rất bình thường trong tự nhiên nhưng khi đi vào trong sáng tác của Trần Đăng Khoa nó lại hiện lên với vẻ mới mẻ, độc đáo đến lạ lùng. Để nắm được những kiến thức cần đạt khi học tác phẩm này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn tại đây: Bài soạn Mưa.

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Mưa

Bài thơ Mưa được Trần Đăng Khoa viết năm lên 9 tuổi, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta đang diễn ra vô cùng ác liệt. Từ lúc sắp mưa đến khi mưa rơi, cảnh bầu trời mặt đất từ sấm chớp mây mưa, từ cây cỏ đến những con vật như chó, gà con, lũ kiến,... đều được cảm nhận qua tâm hồn tuổi thơ rất hồn nhiên ngộ nghĩnh. Để cảm nhận được sâu sắc bài thơ, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

[vanmau]

Copyright © 2021 HOCTAP247