Bài 24: Hoán dụ - Ngữ văn 6

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hoán dụ là gì?

a. Khái niệm

Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên

  • Áo nâu, áo xanh: chỉ những người nông dân và công nhân.
  • Nông thôn và thị thành: chỉ những người sống ở nông thôn và sống ở thành thị.
  • Giữa áo nâu, áo xanh với sự vật được chỉ có mối quan hệ giữa đặc điểm, tính chất: người nông dân thường mặc áo nâu, còn người công nhân thường mặc áo xanh khi làm việc.
  • Giữa nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ có mối quan hệ giữa vật chứa đựng (nông thôn, thị thành) với vật bị chứa đựng (những người sống ở nông thôn và thành thị).

b. Tác dụng

  • Tác dụng của cách diễn đạt này: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, làm cho câu thơ mềm mại hơn.

1.2. Các kiểu ẩn dụ

Câu 1. Em hiểu các từ ngữ in đậm dưới đây như thế nào?

a) Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

(Hoàng Trung Thông)

  • Bàn tay ta (bộ phận) dùng để gọi thay cho con người (toàn thể).

b) Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

(Ca dao)

  • Trong câu ca dao trên, một và ba (cái cụ thể) được dùng để gọi thay cho số ít và số nhiều (cái trừu tượng).

c) Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau Hàng Bè.

(Tố Hữu)

  • Trong khổ thơ trên, đổ máu (dấu hiệu của cuộc kháng chiến) được dùng để chỉ cuộc kháng chiến.

Câu 2. Giữa bàn tay với sự vật mà nó biểu thị trong ví dụ a, mộtba với số lượng mà nó biểu thị trong ví dụ b, đổ máu với hiện tượng mà nó biểu thị trong ví dụ c có quan hệ như thế nào?

  • Giữa bàn tay với sự vật mà nó biểu thị ở ví dụ a có quan hệ bộ phận (bàn tay) với cái toàn thể (con người).
  • Giữa một và ba với số lượng mà nó biểu thị ở ví dụ b có quan hệ giữa cái cụ thể (một, ba) với cái trừu tượng (số ít, số nhiều).
  • Giữa đổ máu với hiện tượng mà nó biểu thị ở ví dụ c có quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật (đổ máu) với sự vật (hiện tượng chiến tranh).

Câu 3. Từ những ví dụ đã phân tích ở phần I và phần II, hãy liệt kê một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ.

  • Từ những ví dụ đã phân tích ở phần I và phần II, một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ:
    • Quan hệ bộ phận (B) với toàn thể (A);
    • Quan hệ giữa vật chứa đựng (B) và vật bị chứa đựng (A);
    • Quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật (B) và sự vật (A);
    • Quan hệ giữa cái cụ thể (B) và cái trừu tượng (A).

1.3. Ghi nhớ

  • Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
  • bốn kiểu hoán dụ thường gặp là:
    • Lấy một bộ phận để gọi toàn thể;
    • Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng;
    • Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật;
    • Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Câu 1. Chỉ ra phép hoán dụ có trong câu thơ:

Mười lăm năm ấy, ai quên

Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hòa.

(Tố Hữu)

  • Trong câu trên, quê hương cách mạng là một hoán dụ. Ở đây, được dùng để gọi khu căn cứ địa Việt Bắc - nơi Đảng và Bác lãnh đạo cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp của dân tộc.

Câu 2. Nêu kiểu hoán dụ trong các câu sau:

Mấy cánh bướm rập rờn bay trước gió

Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

(Anh Thơ)

  • Ở câu này, cánh bướm (bộ phận) được dùng để gọi thay cho bướm (toàn thể).

Đầu xanh đã tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.

(Nguyễn Du)

  • Ở câu này, đầu xanh (bộ phận của cơ thể) được dùng để chỉ những người ở độ tuổi trẻ trung, mới bước vào đời (toàn thể). Còn má hồng (bộ phận của cơ thể) biểu thị người đàn bà sống kiếp lầu xanh (toàn thể).

3. Soạn bài Hoán dụ

Để nắm được đặc điểm của danh từ và các nhóm danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự việc, các em có thể tham khảo bài soạn Hoán dụ.

 

Copyright © 2021 HOCTAP247