Bài 1 ( trang 145 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
Các từ ngữ xưng hô địa phương trong đoạn trích trên:
a, U – cách xưng hô của địa phương nhằm gọi mẹ.
b, Từ "mợ"- cách xưng hô của một số gia đình trung lưu ở thành thị thời Pháp thuộc, không phải từ toàn dân, không phải từ địa phương.
Bài 2 (trang 145 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
Một số từ ngữ xưng hô mang sắc thái riêng của địa phương mình và những địa phương khác mà em biết, ví dụ:
- Đồng bằng Bắc Bộ: thầy u ( bố mẹ).
- Vùng trung du Bắc Bộ: bá ( bác gái), bầm (mẹ).
- Vùng Trung Trung Bộ: eng (anh), mệ (bà), mi (mày).
Câu 3 (trang 145 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
Các từ xưng hô địa phương thường chỉ dùng trung phạm vi giao tiếp hẹp (trong vùng địa phương) và không dùng trong hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức.
Bài 4 (trang 145 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
STT | Từ ngữ toàn dân | Từ ngữ dùng ở địa phương em |
---|---|---|
1 | Bố | Bố/cha |
2 | Mẹ | Mẹ |
3 | Ông nội | Ông/ ông nội |
4 | Ông ngoại | Ông vãi |
5 | Bác (anh trai của cha) | Bác |
6 | Bác gái (vợ anh trai của cha) | Bác |
7 | Chú | Chú |
Copyright © 2021 HOCTAP247