Câu 1. Xác định từ xưng hô
a) (1) Mẹ (từ toàn dân)
(2) U (từ địa phương)
b) (3) Con (từ toàn dân)
(1) Mợ (không phải từ địa phương cũng không phải từ toàn dân)
Câu 2: Tìm từ xưng hô ở địa phương:
Đại từ chỉ người: tui, choa, qua (tôi); tau (tao), bầy tui (chúng tôi), mi (mày), hắn (hắn)...
Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc dùng để xưng hô: họ, thầy, tía, ba (bố); u, bầm, đẻ, mạ, má (mẹ); ông (ông); mệ (bà); cố (cụ), bá (bác); eng (anh); ả (chị).
Cách xưng hô địa phương:
- Thầy cô giáo: em- thầy, cô; con- thầy,cô
- Chị của mẹ: cháu- dì
- Chồng của cô: cháu- dượng( chú)
- Ông nội: cháu- ông; cháu- nội
- Bà nội: cháu-bà; cháu-nội
- Ông ngoại:cháu - ông; cháu-ngoại
- Bà nội: cháu- bà; cháu- ngoại
- Người ngoài gia đình có tuổi tương đương em trai của cha mẹ: cháu - chú, cậu, con, với em gái của cha mẹ mình: cháu - cô, cháu -o , cháu - dì, con - dì...
Câu 3.
Từ xưng địa phương chỉ được sử dụng trong phạm vi giao tiếp rất hẹp (giữa những người trong gia đình hay trong cùng một địa phương với nhau). Từ xưng hô địa phương không được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức.
Câu 4.
Học sinh đối chiếu những phương tiện xưng hô được xác định ở bài tập 2 và những phương tiện chỉ quan hệ thân thuộc trong bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) ở học kì I để. thấy:
Trong tiếng Việt phần lớn các từ chỉ quan hệ thân thuộc đều có thể dùng để xưng hô (từ một số ít trường hợp cá biệt như: vợ, chồng, con dâu, con rể).
Đây cũng là một đặc trưng nổi bật của tiếng Việt. Tuy nhiên, ngoài từ chỉ quan hệ thân thuộc, tiếng Việt còn dùng nhiều phương tiện khác để xưng hô như đại từ nhân xưng, từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp hay tên riêng.
Copyright © 2021 HOCTAP247