Động Phong Nha - Trần Hoàng - Ngữ văn 6

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Trần Hoàng

b. Tác phẩm

  • Xuất xứ: Động Phong Nha được trích trong cuốn Sổ tay địa danh du lịch các tỉnh Trung Trung Bộ của Trần Hoàng.
  • Nội dung: Bài văn giới thiệu và miêu tả về vẻ đẹp của động Phong Nha, "kỳ quan đệ nhất động" của Việt Nam.
  • Bố cục: 3 phần.
    • Phần 1: (Từ đầu... "nằm rải rác"): giới thiệu vị trí địa lí và đường vào động Phong Nha.
    • Phần 2: (Tiếp theo đến... "nơi cảnh chùa đất Bụt"): Cảnh tượng Động Phong Nha.
    • Phần 3: (Còn lại): giá trị của động Phong Nha.

1.2. Đọc - hiểu văn bản 

a. Giới thiệu về động Phong Nha

  • Vị trí: Động Phong Nha thuộc khối núi đá với Kẻ Bàng ở Tây Quảng Bình. Được gọi là đệ nhất kì quan.
  • Đường vào động: có hai con đường:
    • Đường thủy: Ngược dòng sông Gianh rồi đi vào sông Son là đến nơi.
    • Đường bộ: Theo đường số 2 đến bến sông Son rồi đi thuyền khoảng ba mươi phút là đến nơi.

b. Toàn cảnh động Phong Nha

  • Cảnh bên trong động Phong Nha:
    • Động khô
      • Cao 200 mét.
      • Xưa là dòng sông ngầm còn nay là "những vòm đá trắng văn nhũ và vô số cột đá xanh màu ngọc bích óng ánh."
    • Động nước:
      • Có một con sông ngầm dài chảy suốt ngày đêm dưới núi đá vôi.
      • Nối Kẻ Bàng và khu rừng nguyên sinh.
      • Sông sâu, nước rất trong.
      • 14 buồng thông nhau.
      • Các khối đá nhiều hình khối, màu sắc.
      • Thạch nhũ huyền ảo, lóng lánh như kim cương, phong lan xanh biếc.
      • Bãi cát, bãi đá rộng và đẹp.
      • Khi vào động nước phải mang theo đèn, đuốc.
      • → Miêu tả chi tiết, đa dạng, phong phú, gợi tả, sinh động, hấp dẫn.
      • → Đây là động chính.
  • Cảnh bên ngoài động:
    • ​Vừa có nét hoang sơ, bí hiểm; lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ.
    • Tiếng nói, tiếng nước như tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt.
    • Như lạc vào thế giới tiên cảnh.

→ Vẻ đẹp của động Phong Nha là vẻ đẹp lộng lẫy và kì ảo, vừa hoang sơ bí hiểm, vừa thanh thoát và giàu chất thơ.

  • Nghệ thuật miêu tả:
    • ​Theo trình tự không gian (từ xa đến gần).
    • Biện pháp liệt kê (hình khối, màu sắc, âm thanh).

c. Giá trị của động Phong Nha

  • Văn hóa: là di sản văn hóa thế giới.
  • Kinh tế:
    • Di lịch.
    • Thám hiểm.
    • Nghiên cứu khoa học.

→ Luôn tự hào, có ý thức bảo vệ, giữ gìn, đầu tư để phát triển kinh tế đất nước.

  • Tổng kết
    • Bằng những từ ngữ gợi hình, gợi cảm cùng với trình tự miêu tả hợp lí, tác giả Trần Hoàng đã giúp người đọc hiểu động Phong Nha được xem là kì quan thứ nhất, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Từ đó, chúng ta thêm tự hào và thêm yêu Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp.

2. Soạn bài Động Phong Nha

Văn bản Động phong Nh, sẽ giúp các em đọc hiểu động Phong Nha được xem là kì quan thứ nhất được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Để nắm được những nội dung kiến thức cần đạt khi học văn bản, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Động Phong Nha.

3. Một số bài văn mẫu về văn bản Động Phong Nha

Đang cập nhật.

Copyright © 2021 HOCTAP247