Trang chủ Lớp 6 Ngữ văn Lớp 6 SGK Cũ Bài 31 Ngữ Văn 6 Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) - Ngữ văn 6

Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) - Ngữ văn 6

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Công dụng

a. Xét ví dụ

a) Ôi thôi, chú mày ơi !) Chú mày cố lớn mà chẳng có khôn.

b) Con có nhận ra con không (?)

c) Cá ơi giúp tôi với (!) Thương tôi với (!)

d) Giời chớm hè (.) Cây cối um tùm (.) Cả làng thơm (.)

b. Nhận xét

  • Dấu chấm dùng đặt cuối câu trần thuật.
  • Dấu chấm hỏi dùng đặt cuối câu nghi vấn.
  • Dấu chấm than dùng đặt cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm thán.

c. Ghi nhớ

  • Thông thường, dấu chấm được đặt ở cuối câu trần thuật, dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn và dấu chấm than đặt cuối câu cầu khiến, câu cảm thán.
  • Tuy vậy, cũng có lúc người ta dùng dấu chấm ở cuối câu cầu khiến và đặt các dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong ngoặc đơn vào sau một ý hay một từ ngữ nhất định để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó hay nội dung của từ ngữ đó.

1.2. Chữa một số lỗi thường gặp

a. Xét ví dụ

Câu 1. So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu dưới đây:

a)

(a1)  “Đệ nhất kì quan Phong Nha” nằm trong một quần thể hang động thuộc núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Bình. Có thể tới Phong Nha rất dễ dàng bằng hai con đường […]

(a2) “Đệ nhất kì quan Phong Nha” nằm trong một quần thể hang động thuộc núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Bình, có thể tới Phong Nha rất dễ dàng bằng hai con đường […]

b)

(b1) Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm. Lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ.

(b2) Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm; lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ.

Câu 2. Cách dùng dấu chấm hỏi và dấu chấm than trong các câu dưới đây vì sao không đúng? Hãy chữa lại các dấu câu ấy cho đúng.

a) Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì? Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa? Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.

b) Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên!

b. Nhận xét

  • Câu 1:
    • (a) Dùng dấu phẩy làm cho câu này trở thành một câu ghép có 2 vế nhưng 2 vế câu không liên quan chặt chẽ với nhau. Do vậy dùng dấu chấm ở đây là đúng.
    • (b) Dùng dấu chấm không hợp lí, dùng dấu chấm phẩy hoặc dấu phẩy sẽ hợp lí.
  • Câu 2: 
    • (a) Dấu chấm hỏi ở cuối câu 1, 2 sai vì đây không phải là các câu hỏi.
    • (b) Câu 3 là câu trần thuật nên đặt dấu chấm than cuối câu này là không đúng.
    • Cách sửa: Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.

Ví dụ: Đặt các dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào đoạn văn sau cho hợp lí:

Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng thôi () còn Dế Choắt than thở thế nào () tôi cũng không để tai () hồi ấy tôi có tính tự đắc () cứ miệng mình nói tai mình nghe chứ không biết nghe ai () thậm chí cũng chẳng để ý có ai nghe mình không ()
Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:
- Thưa anh () em cũng muốn khôn () nhưng không không được () đụng đến việc là em thở rồi () không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa () lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa thế này là nguy hiểm () nhưng em nghèo sức quá () em đã lo ròng rã hàng mấy tháng nay cũng không biết làm thế nào () hay bây giờ em định thế này... Song anh có cho phép nói em mới dám nói ...
Rồi dế choắt loanh quanh () băn khoăn () tôi phải bảo:
- Được () chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào:
Dế choắt nhìn tôi mà rằng:
- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang...
Chưa nghe hết câu tôi đã hếch răng () xì một hơi rõ dài rồi, với điệu bộ khinh khỉnh () tôi mắng:
- Hức () thông ngách sang nhà ta () dễ nghe nhỉ () chú mày hôi như cú mèo thế này () ta làm sao chịu được () thôi im cái điệu hát mưa dầm sụt sùi ấy đi () đào tổ nông thì cho chết ()

Gợi ý:

Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng thôi (.) Còn Dế Choắt than thở thế nào (,) tôi cũng không để tai (.) Hồi ấy tôi có tính tự đắc (,) cứ miệng mình nói tai mình nghe chứ không biết nghe ai (,) thậm chí cũng chẳng để ý có ai nghe mình không (.)
Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:
- Thưa anh (,) em cũng muốn khôn (,) nhưng không không được (,) đụng đến việc là em thở rồi (,) không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa (.) Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa thế này là nguy hiểm (,) nhưng em nghèo sức quá (,) em đã lo ròng rã hàng mấy tháng nay cũng không biết làm thế nào (.) Hay bây giờ em định thế này... Song anh có cho phép nói em mới dám nói ...
Rồi dế choắt loanh quanh (,) băn khoăn (.) Tôi phải bảo:
- Được (,) chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào:
Dế choắt nhìn tôi mà rằng:
- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang...
Chưa nghe hết câu tôi đã hếch răng (,) xì một hơi rõ dài rồi (,) với điệu bộ khinh khỉnh (,) tôi mắng:
- Hức (!) Thông ngách sang nhà ta (?) Dễ nghe nhỉ (!) Chú mày hôi như cú mèo thế này (,) ta làm sao chịu được (.) Thôi im cái điệu hát mưa dầm sụt sùi ấy đi (.) Đào tổ nông thì cho chết (!)

3. Soạn bài Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)

Để nắm được khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa, các em có thể tham khảo thêm 
bài soạn Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than).

Copyright © 2021 HOCTAP247