Những câu hát than thân - Ngữ văn 7

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.2. Đọc – hiểu văn bản

a. Bài 1

  • Nước non - lận đận một mình
  • Thân cò lên thác - xuống ghềnh
  • Bể đầy - ao cạn

→ Hình ảnh đối lập ,phép tu từ ẩn dụ

⇒ Cuộc đời lận đận, vất vả của người nông dân; Tố cáo xã hội phong kiến đã gây nên những cảnh ngang trái cho cuộc đời họ.

b. Bài 2

  • Thương thay
    • Con tằm - nhả tơ
    • Lũ kiến - đi kiếm mồi
    • Hạc - mỏi cánh
    • Cuốc - kêu ra máu

→ Ẩn dụ, điệp ngữ

⇒ Nỗi khổ trăm bề của người dân lao động trong xã hội cũ: Bị bòn rút sức lực, phải lao động vất vả, phải phiêu bạt, phải chịu nhiều oan trái

c.  Bài 3

  • Thân em - trái bần trôi
  • Gió dập, sóng dồi - tấp vào đâu

→So sánh

→ Thân phận người phụ nữ bé mọn chìm nổi, trôi dạt, vô định giữa sóng gió cuộc đời

⇒ Oán trách xã hội đã rẻ rúng người phụ nữ

  • Tổng kết

    • Nghệ thuật

      • Dùng thể thơ lục bát
      • Các hình ảnh so sánh, ẩn dụ là các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương để diễn tả tâm trạng, thân phận con người.
      • Từ ngữ mang tính truyền thống ( lên thác xuống ghềnh, thương thay, thân em)
    • Nội dung

      • Diễn tả thân phận, cuộc đời của con người lao động trong xã hội cũ, phản kháng tố cáo Xã hội Phong kiến.
    • Ghi nhớ (SGK trang 49)

 

Ví dụ

Đề bài 1. Sưu tầm một số bài ca dao than thân.

Gợi ý làm bài

"Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm rồi mới biết rằng em ngọt bùi

Ai về đợi với em cùng:

Thân em nay Bắc mai Đông một mình

Chi bằng ruộng tốt rừng xanh

Vui cha, vui mẹ, vui anh em nhà!"

 

"Anh nói với em như rìu chém xuống đá

Như rạ chém xuống đất,

Như mật rót vào tai

Bây giờ anh đã nghe ai

Bỏ em ở chốn non đoài bơ vơ.”

 

"Anh tiếc cho ai nuôi dạy mong chờ

Một hai ba bốn tuổi đến bây giờ em lớn khôn

Cái vành khăn em vấn đã tròn

Câu cười tiếng nói đã giòn em lại ngoan

Sợi tơ hồng đã buộc với nhân duyên

Sao em không chịu khó vác giang san cho chồng

Nỡ dang tay em dứt tơ hồng

Đứng đầu núi nọ mà trông bên non nầy

Ánh phong lưu son phấn đọa dài

Thay đen đổi trắng ai rày yêu thương

Dẫu may ra tán tía tàn vàng

Mười phương thiên hạ xem thường có vào đâu

Tấm thân em chẳng nghĩ mặc dầu

Bọn đàn bà còn để tiếng xấu về sau muôn đời

Chị em ơi thế cũng kiếp người

Anh có thương thì thương cho chắc

Có trục trặc thì trục trặc cho luôn

Đừng như con thỏ nọ đứng đầu truông

Khi vui giỡn bóng, khi buồn giỡn trăng."

 

"Bướm vàng đậu đọt mù u,

Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn."

 

"Buồn riêng rồi lại tủi thân,

Hai tay áo vải ướt đẫm cả hai."

 

"Biết chừng nào con cá ra khỏi vực,

Biết chừng nào hết khổ cực thân em?

Bởi vì con muỗi nên phải thả màn loan.

Bởi vì chàng nên thiếp phải chịu đòn oan,

Phụ mẫu nhà đay nghiến, thế gian chê cười."

 

"Bữa cơm múc nước rửa râu

Hầu cơm, hầu rượu, hầu trầu, hầu tăm

Đêm đêm dắt cụ đi nằm

Than thân phận gái ôm lưng lão già

Ông ơi ông buông tôi ra

Kẻo người ta thấy, người ta chê cười ".

 

"Con cò lặn lội bờ ao

Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non."

 

"Chân đi đá lại dùng dằng,

Nửa nhớ Cao Bằng, nửa nhớ vợ con."

 

"Con cò mà đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao,

Ông ơi ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con."

 

"Chồng chị chị để trên bàn

Phòng khi đi chợ mua màn về che"

 

"Thân em như cái chổi để đầu hè

Phòng khi mưa gió đi về chùi chân."

 

"Cái cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa, cò về?

Cò về đến gốc cây đề,

Giương cung anh bắn cò về làm chỉ

Cò về thăm bác thăm dì,

Thăm cô xứ Bắc thăm dì xứ Đông".

 

"Con cò lấp lé bụi tre

Sao cò lại muốn lăm le vợ người

Vào đây ta hát đôi lời

Để cho cò hiểu sự đời, ở ăn

Sự đời cò lấy làm răn

Để cho cò khỏi băn khoăn sự đời."

 

"Cái cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ bay ra là ra cánh đồng."

 

"Cái cò bay bổng bay lơ

Lại đây anh gởi xôi ngô cho nàng.

Đem về nàng nấu nàng rang,

Nàng ăn có dẻo thì nàng lấy anh."

 

"Cái cò cái vạc cái nông

Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò,

Không, không! Tôi đứng trên bờ

Mẹ con nhà vạc đổ ngờ cho tôi

Chẳng tin ông đứng ông coi

Mẹ con nhà nó còn ngồi đấy kia!"

 

"Cái cò cái vạc cái nông

Ba con cùng béo, vặt lông con nào

Vặt lông con vạc cho tao

Tao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn!"

 

Đề bài 2. Viết cảm nhận về bài ca dao than thân khiến em cảm động nhất.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài

  • Giới thiệu về kho tàng ca dao nói về người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến.
  • Mỗi bài lại nói lên những khía cạnh khác nhau nhưng đều bênh vực người phụ nữ.
  • Nổi bật lên đó là hình ảnh người phụ nữ trong bóng dáng "trái bần".

"Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng rồi biết tấp vào đâu​"

 

2. Thân bài

  • Hình ảnh: "Thân em như trái bần trôi"
    • Trái bần: Mọc dại ven sông, trái có vị chua chua, chát chát. Khi rụng thì trôi bập bềnh theo sóng nước
    • Hình ảnh người phụ nữ ở đây là người phụ nữ nhà nghèo, số phận hẩm hiu. Cuộc đời nhiều đắng cay chua chát (vị trái bần chua, chát)
    • Hình ảnh trái bần đã giúp cho tác giả dân gian bộc lộ được hình ảnh hầu hết người phụ nữ trong xã hội trước khác hẳn với sự kiêu xa của một quý cô trong câu ca dao: "Thân em như tấm lụa đào..."
  • Số phận: "Gió dập sóng rồi biết tấp vào đâu".
    • Nếu như ở trên mới chỉ nói lên sự chua chát của số phận mà chưa nói rõ sự chua chát đó ra sao thì ở đây nó đã được bộc lộ rõ bởi chính sự bấp bênh, không vững chắc cùng với những sóng gió của cuộc đời người phụ nữ.
      • Những sóng gió của cuộc đời được ví như những con sóng ngọn gió cuốn con nguời ta đi, đi tới đâu thì không biết.
      • Chính sự bấp bênh đó đã phần nào tô thêm sự chua chát của cuộc đời.
      • Tương lai quá mịt mờ, hiện tại quá bấp bênh khiến cho người đời càng phải đắn đo suy nghĩ.
  •  Những bài ca dao có nội dung tương tự
  • Mở rộng
    • Liên hệ hình ảnh của người phụ nữ trong hiện tại
      • Cuộc sống có nhiều đổi thay và con người cũng dần thay đổi suy nghĩ.
      • Người phụ nữ đã được coi trọng hơn song đâu đó trong thế giới này vẫn có những trái bần không biết đi đâu.
      • VD: bà Nguyễn Thị Doan ở Việt Nam hay ở Hàn Quốc là bà Park Geun-hye.

3. Kết bài

  • Mong ước của các tác giả dân gian: người phụ nữ sẽ được giải phóng khỏi những lễ nghi phong kiến, có cuộc sống hạnh phúc hơn.
  • Khát vọng sống ngay trên những áp bức của xã hội phong kiến.

 

3. Soạn bài Những câu hát than thân

Dưới chế độ phong kiến, nhân dân ta bị áp bức rất nặng nề. Người nông dân nói chung và người phụ nữ nói riêng, tuy họ luôn lao động siêng năng, cực nhọc mà vẫn cơ hàn đói rách. Để thấu được tình cảnh khốn cùng của số phận và con người bé nhỏ trong xã hội Phong kiến, các em có thể tham khảo thêm bài soạn tại đây: Bài soạn Những câu hát than thân.

4. Những bài văn mẫu về văn bản Những câu hát than thân

Những câu hát than thân là những câu hát nói lên bao cảnh đời, bao bi kịch thương tâm trong đời sống đều đã được ca dao dân ca viết lên với bao khúc hát ai oán thương tâm xúc động. Có thể than cho chính số phận hoặc than vãn cho số phận đồng loại. Để thấy và cảm nhận được sâu sắc những số phận đau đớn, tỉ nhục của người dân lao động, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

Copyright © 2021 HOCTAP247