Đại từ - Ngữ văn 7

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Thế nào là đại từ?

a. Khái niệm

  • Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,...được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
    • Ví dụ 1
      • Nam là học sinh lớp 7. học rất giỏi → "Nó" là đại từ dùng để trỏ người ⇒ Trỏ Nam
      • Mẹ mua cho em cây viết. rất đẹp → "Nó" là đại từ dùng để trỏ vật ⇒ Trỏ cây viết.
    • Ví dụ 2: Cậu ấy làm sao? → "Sao" là đại từ dùng để hỏi.

b. Vai trò ngữ pháp

  • Đại từ có thể đảm nhiệm các chức vụ như sau
    • Chủ ngữ, vị ngữ trong câu
      • Ví dụ: Người học giỏi nhất lớp là (Vị ngữ)
    • Phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ,...
      • Ví dụ: Cây tre Việt Nam nhĩn nhặn, thủy chung, bất khuất. Con người Việt Nam cũng đẹp vậy (Phụ ngữ của tính từ)

1.2. Các loại đại từ

a. Đại từ để trỏ

  • Trỏ người, sự vật: "tôi, tao, tớ, chúng nó, họ"...
    • Ví dụ
      • Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ tương lai.
      • Hôm qua, người về muộn nhất lớp là tôi.
      • Thế chúng nó không tới à?
  • Trỏ số lượng: "bấy nhiêu, bao nhiêu"...
    • Ví dụ
      • Tôi chỉ có bấy nhiêu thôi.
      • Bao nhiêu là đủ.
      • Bạn có bao nhiêu cái bánh
  • Trỏ hoạt động: "thế"...
    • Ví dụ
      • Sao bạn làm như vậy?
      • Làm thế được à?

b. Đại từ để hỏi

  • Hỏi về người, sự vật: "ai, gì"...
    • Ví dụ
      • Ai là người dũng cảm nhất?
      • Hoa này là hoa ?
  • Hỏi về số lượng: "bao nhiêu, mấy"...
    • Ví dụ
      • Chiếc áo này gái bao nhiêu?
      • Nhà cậu có mấy người?
  • Hỏi về tính chất, hoạt động, sự việc: "sao, thế nào"...
    • Ví dụ
      • Anh ấy làm sao?
      • Con làm bài thi thế nào?

c. Ghi nhớ: SGK/ 56

Ví dụ

Đề bài: Viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu có dùng đại từ nói về tình bạn? Lập bảng sắp xếp các đại từ này theo ngôi số ít và số nhiều.

Gợi ý làm bài

  • Đoạn văn mẫu:

Tình bạn là khi hai bên cùng chia sẻ vui buồn với nhau. Bạn bè yêu thương nhau và cùng nhau vượt qua khó khăn. Tôi bạn cùng nhau cố gắng. Chúng mình thường đi chung với nhau. Chính mình cũng chưa từng nghĩ là sẽ có tình bạn thân như vậy. Mìnhbạn ấy thân nhau từ hồi học mẫu giáo. Chúng tôi học cùng lớp cho đến tận bây giờ. Đồ vật của tôibạn ấy, hai bên cùng chia sẻ với nhau. Tôi rất mến mộ lòng tốt của cô ấy. Một người luôn nghĩ cho người khác.

  • Các từ in đậm trong đoạn văn trên là đại từ xưng hô về tình bạn. Đây đều là đại từ dùng để trỏ.

Số

Số ít

Số nhiều

1

Tôi, mình

Chúng tôi, chúng mình

2

bạn

 

3

Cô ấy, bạn ấy

 

3. Soạn bài Đại từ

Để nắm được khái niệm đại từ, các loại đại từ, các em có thể tham khảo bài soạn Đại từ.

Copyright © 2021 HOCTAP247