Gọi trọng lượng của cục nước đá khi chưa tan là \(P_đ\)
Thể tích của phần nước bị cục đá chiếm chỗ là \(V_1\)
Trọng lượng riêng của nước là \(d_n\)
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên cục nước đá khi chưa tan là \(F_A\)
Ta có : \(P_đ=F_A=V_1.d_n \Rightarrow V_1= \dfrac{P_đ}{d_n}\) (1)
Gọi thể tích nước sau khi cục nước đá tan hết là \(V_2\) , trọng lượng của phần nước là \(P_2\).
Ta có : \(V_2=\dfrac{P_2}{d_n}\)
Vì khối lượng của cục nước đá và khối lượng của lượng nước sau khi cục nước đá tan hết phải bằng nhau, nên : \(P_2=P_đ\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra : \(V_1=V_2\)
Vậy thể tích của phần nước bị đá chiếm chỗ đúng bằng thể tích của nước trong cốc nhận được khi cục nước đá tan hết . Do đó mực nước trong cốc không thay đổi.
Copyright © 2021 HOCTAP247