Trang chủ Lớp 7 Ngữ văn Lớp 7 SGK Cũ Bài 13 Ngữ Văn 7 Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học - Ngữ văn 7

Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học - Ngữ văn 7

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Ôn lý thuyết

a. Khái niệm 

  • Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (bài văn,bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.

b. Bố cục bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học 

  • Bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học có ba phần
    • Mở bài: giới thiệu tác phẩm và cảm nghĩ chung của em.
    • Thân bài: nêu cảm nghĩ của em.
      • Cảm nhận, tưởng tượng về hình tượng trong tác phẩm.
      • Cảm nhận về từng chi tiết cụ thể.
      • Cảm nghĩ về tác giả của tác phẩm.
    • Kết bài: tình cảm của em đối với tác phẩm.

c. Những yêu cầu cần thiết để làm bài văn biểu cảm về  tác phẩm văn học

  • Đọc kĩ tác phẩm để hình thành cảm xúc từ những chi tiết, hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc.
  • Từ đó phát huy trí tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng và rút ra những suy nghĩ về ý nghĩa tác phẩm.

d. Phân biệt giữa luyện nói và bài viết hoàn chỉnh

Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

Thể loại

Luyện nói

Bài viết hoàn chỉnh

Giống nhau

  • Cùng đối tượng, nội dung biểu cảm.
  • Cùng khai thác giá trị nội dung và nghệ thuật.

Khác nhau

  • Yêu cầu ngắn gọn, diễn đạt trôi chảy.
  • Phát âm đúng.
  • Sử dụng ngữ điệu linh hoạt.
  • Có nghi thức lời nói khi mở đầu và kết thúc.
  • Tạo lập thành văn bản hoàn chỉnh có tính liên kết, có tính mạch lạc, có bố cục…
  • Sử dụng những câu văn hay, giàu hình ảnh.

1.2. Thực hành luyện nói trên lớp

a. Yêu cầu

  • Giọng nói

    • Nói to, rõ, biểu cảm

    • Tránh nói lí nhí, ngập ngừng.

  • Tư thế

    • Chững chạc, nghiêm túc, tự tin

    • Mắt hướng về mọi người.

b. Thực hành

  • Luyện nói trong nhóm tổ
    • Các nhóm tổ cử thư kí ghi biên bản.
    • Cử 1 đại diện của tổ trình bày trước lớp.
  • Luyện nói trước lớp
    • Phong cách
      • Bình tĩnh, tự tin
      • Trình bày lưu loát
      • Sử dụng văn nói
    • Nội dung
      • Hiểu yêu cầu đề bài
      • Hiểu nội dung
      • Trình bày cụ thể cảm xúc

c. Bài tập thực hành

  • Đề bài: Nêu cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh
  • Tìm hiểu đề và tìm ý
    • Tìm hiểu đề
      • Yêu cầu: Phát biểu cảm nghĩ
      • Đối tượng: Bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh
      • Thể loại: Văn biểu cảm (Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học)
    • Tìm ý
      • Khung cảnh thiên nhiên
        • Thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc lung linh, huyền ảo.
        • Ánh trăng dàn trải, mênh mông, bao la…
      • Tình cảm của tác giả Hồ Chí Minh được thêt hiện như thế nào?
        • Tâm hồn thi sĩ yêu thiên nhiên kết hợp tâm hồn người chiến sĩ cách mạng yêu nước.
        • Vừa là người thi nhân lạc quan yêu đời, vừa là người chiến sĩ cách mạng yêu nước thương dân.
      • Tình cảm, cảm xúc của em đối với Bác trong bài thơ
  • Dàn bài
    • Mở bài
      • "Cảnh khuya" thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, cả bài thơ dào dạt ánh sáng và âm thanh để lại trong lòng người đọc ấn tượng vô cùng sâu sắc.
      • Được Bác Hồ sáng tác ở chiến khu Việt Bắc vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp ( 1947).
    • Thân bài
      • Cảm nhận chung bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
      • Cảm nghĩ theo từng câu thơ
      • Câu thơ đầu Bác Hồ đã ví tiếng suối với tiếng hát → Cách so sánh ấy làm cho tiếng suối gần gũi với con người và có sức sống trẻ trung,trong câu thơ có nhạc.
      • Câu thơ thứ hai cho ta thưởng thức vẻ đẹp của hình ảnh: Trăng - cổ thụ - hoa
      • Điệp từ "lồng" sử dụng thật đắt, thật hay khiến bức tranh có nhiều mầu sắc, tầng bậc hoà hợp, quấn quýt tạo nên vẻ đẹp lung linh huyền ảo.
      • Điệp ngữ bắc cầu "chưa ngủ" ở hai câu thơ cuối như một bản lề khép mở hai tâm trạng: chưa ngủ vì say mê cảnh trăng đẹp, chưa ngủ vì lo lắng cho vận mệnh của đất nước.
    • Kết bài
      • Bài thơ cho ta thấy Bác Hồ là một nhà cách mạng, một nhà thơ lớn của dân tộc. ở Bác toát lên một phong thái lạc quan yêu đời
      • Đọc thơ Bác em càng thấy khâm phục và kính yêu Bác hơn.

Ví dụ

Đề bài: Chuyển bài luyện nói: Nêu cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh vừa được học thành bài văn viết.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài

  • Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ.
    • Bài thơ "Cảnh Khuya" được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc 
    • Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.

2. Thân bài

a. Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

  • Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: Trong như tiếng hát xa.
  • Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.
  • Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh và huyền ảo,...
  • Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trăng rừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.

b. Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

  • Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".
  • Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.
  • Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác.

3. Kết bài

  • "Cảnh khuya" là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).
  • Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.

3. Soạn bài Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

Để biết cách bộc lộ tình cảm về một tác phẩm văn học trước tập thể, các em có thể tham khảo bài soạn Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.

Copyright © 2021 HOCTAP247