Tóm tắt bài
1.1. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp
Quan sát sơ đồ dưới đây và trả lời câu hỏi
a. Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá? Vì sao?
b. Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ voi, hươu? Nghĩa của từ chim rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa các từ tu hú, sáo? Nghĩa của từ cá rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ cá rô, cá thu? Vì sao?
c. Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của các từ nào?
Gợi ý:
a. Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá Vì phạm vi nghĩa của các từ động vật bao hàm nghĩa của các từ thú, chim, cá
b.
- Nghĩa của từ thú rộng hơn nghĩa của các từ voi, hươu Vì phạm vi nghĩa của từ thú bao hàm phạm vi nghĩa của các từ Voi, hươu.
- Nghĩa của từ chim rộng hơn nghĩa các từ tu hú, sáo. Vì phạm vi nghĩa của từ chim bao hàm phạm vi nghĩa của các từ tu hú, sáo.
- Nghĩa của từ cá rộng hơn nghĩa của các từ cá rô, cá thu vì phạm vi nghĩa cũa từ cá bao hàm nghĩa của các từ cá rô, cá thu...
c.
- Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn các từ voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu
- Nghĩa của các từ thú, chim, cá hẹp hơn nghĩa của từ động vật
1.2. Nội dung bài học
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khỉ phạm vi của từ ngữ đó bao hàm trong phạm vi nghĩa của ngữ khác.
- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những tử ngữ này, đồng thời có thế có nghĩa hẹp dối với một từ ngữ khác.
Ví dụ
Đề: Viết một câu văn hoặc một đoạn văn trong đó vừa có từ ngữ có nghĩa rộng vừa có từ ngữ có nghĩa hẹp
Gợi ý làm bài
- Câu văn:
- Lũ về, mọi thứ đồ đạc trong nhà như nồi niêu, xoang, chảo, giường, tủ đều bị cuốn trôi
- Mỗi một loại hoa đều có hương sắc của riêng mình, cái chính là ta đi tìm đâu đó chút phong vị của loài hoa trong muôn vàn để rồi nhận ra cúc, lan là những loài hoa không dễ biết giữa cuộc đời vô thường.
- Nền văn học Việt Nam thật sự giai thay sắc đổi áo khi Tản Đà khởi sắc cùng sự "ngông", Xuân Diệu đắm say, nồng nàn, vội vàng, hối hả theo năm tháng, Hàn Mặc Tử bên những vần trăng ảo thực và cả Huy Cận với nỗi sầu nhân thế ẩn dật sau màn chữ tinh tế...
- Đoạn văn:
- Ở Bình Định, dừa là chủ yếu, dừa là tất cả. Dừa ở đây như rừng, dừa mọc ven sông, men bờ ruộng, leo sườn đồi, rải theo bờ biển. Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa: dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,...
(Theo Hoàng Văn Huyền, Những mẫu chuyện địa lí)