Hội thoại (tiếp theo) - Ngữ văn 8

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Lượt lời trong hội thoại

Đọc lại đoạn miêu tả cuộc trò chuyện giữa nhân vật chú bé Hồng với người cô (đã dẫn ở bài Hội thoại trước). Trả lời các câu hỏi sau đây:

a. Trong cuộc thoại đó, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt?

  • Trong cuộc trò chuyện giữa nhân vật chú bé Hồng với người cô của mình, ta thấy ngưòi cô nói 6 lượt, bé Hồng nói 2 lượt. 

b. Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng Hổng không nói? Sự im lăng thể hiện thái độ của Hồng đối với những lời nói của người cô như thế nào? 

  • Có ba lần lẽ ra chú bé Hồng được nói nhưng chú không nói. Sự im lặng của bé Hồng thể hiện sự bất bình của Hồng với người cô. 

c. Vì sao Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe?

  • Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe vì Hồng ý thức được rằng mình là cháu (thuộc vai dưới), không được phép xúc phạm cô.

1.2. Ghi nhớ

  • Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần mỗi người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.

  • Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác.

  • Nhiều khi im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.

2. Soạn bài Hội thoại (tiếp theo)

Để nắm được lí thuyết và làm bài tập tốt hơn, các em có thể tham khảo bài soạn Hội thoại (tiếp theo).

Copyright © 2021 HOCTAP247