Tóm tắt bài
1.1. Đặc điểm của văn bản tường trình
Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi.
Văn bản 1 (SGK, t.2, tr. 133)
Văn bản 2 (SGK, t.2, tr. 134)
a. Trong các văn bản trên, ai là người phải viết tường trình và viết cho ai? Bản tường trình được viết ra nhằm mục đích gì?
- Văn bản 1 tường trình về việc nộp bài chậm. Người viết bản tường trình là một học sinh, người nhận là cô giáo dạy ngữ văn. Mục đích bản trường trình là nêu rõ lí do vì sao nộp bài chậm và xin phép cô cho mình được nộp bài.
- Văn bản 2 tường trình về việc mất xe đạp. Người viết là một học sinh, người nhận là ban giám hiệu nhà trường. Mục đích bản tường trình là mong nhà trường giúp tìm lại chiếc xe.
b. Nội dung và thể thức bản tường trình có gì đáng chú ý?
- Nội dung của bản tường trình phải trình bày được thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình. Thể thức trình bày của bản tường trình theo quy cách của một văn bản hành chính.
c. Người viết bản tường trình cần phải có thái độ như thế nào đối với sự việc tường trình?
- Người viết bản tường trình phải có thái độ tôn trọng đối với người hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết; phải trình bày rõ ràng, khách quan sự việc xảy ra; hình thức trình bày phải trang trọng, nghiêm túc.
d. Hãy nêu một số trường hợp cần viết bản tường trình trong học tập và sinh hoạt ở trường.
- Các trường hợp cần tường trình trong học tập và sinh hoạt ở trường, ví dụ:
- Hai bạn đánh nhau trong giờ ra chơi, cô giáo chủ nhiệm yêu cầu kiểm điểm nhưng hai bạn đổ lỗi cho nhau.
- Em mượn sách của thư viện mang về nhà, nhưng không biết sách đã rách mấy trang trước đó.
1.2. Cách làm văn bản tường trình
a. Tình huống cần phải viết văn bản tường trình
Trong các tình huống sau, tình huống nào có thể và cần phải viết bản tường trình ? Vì sao ? Ai phải viết ? Viết cho ai ?
a) Lớp em tự ý tổ chức đi tham quan mà không xin phép thầy, cô giáo chủ nhiệm.
b) Em làm hỏng dụng cụ thí nghiệm trong giờ thực hành.
c) Một số học sinh nói chuyện riêng làm mất trật tự trong giờ học.
d) Gia đình em bị kẻ gian đột nhập lấy trộm tài sản
- Trong các tình huống trên, tình huống (a) và (b) cần phải làm bản tường trình, tình huống (d) tùy số tài sản bị mất, nếu tài sản lớn thì tường trình, tài sản nhỏ thì không phải viết tường trình.
- Tình huống (a) lớp trưởng viết tường trình gửi cô giáo chủ nhiệm, tình huống (b) em viết tường trình gửi thủ thư.
b. Cách làm văn bản tường trình
- Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa)
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
- Địa điểm và thời gian tường trình (ghi góc bên phải)
..............., ngày...... tháng.....năm 2005
- Tên văn bản (ghi chính giữa và thường dùng chữ đâm hoặc in hoa)
Bản tường trình
(Về việc..............)
- Người hoặc cơ quan nhận bản tường trình:
- Kính gửi: ........................................................................
- Nội dung tường trình: tường trình cụ thể, chi tiết diễn biến sự việc.
- Kết thúc: Lời đề nghị, cam đoan (nếu cần); chữ kí và họ tên của người làm tường trình.
1.3. Ghi nhớ
- Tường trình là loại văn bản trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả phải xem xét.
- Người viết tường trình là người liên quan đến sự việc, người nhận tường trình là cá nhân có cơ quan thẩm quyền xem xét và giải quyết.
- Văn bản tường trình phải tuân thủ thể thức và phải trình bày đầy đủ, chính xác thời gian, địa điểm, sự việc, họ tên những người liên quan cùng đề nghị của người viết, có đầy đủ người gửi, người nhận, ngày tháng địa điểm thì mới có giá trị.
2. Soạn bài Văn bản tường trình
Để nắm vững kiến thức của bài học, các em có thể tham khảo bài soạn Văn bản tường trình.