Trang chủ Lớp 8 Ngữ văn Lớp 8 SGK Cũ Bài 30 Ngữ Văn 8 Luyện tập về văn bản tường trình - Ngữ văn 8

Luyện tập về văn bản tường trình - Ngữ văn 8

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Mục đích viết tường trình

  • Tường trình nhằm trình bày sự việc xảy ra một cách khách quan, chính xác để người có trách nhiệm giải quyết nắm được bản chất sự việc, từ đó mà có nhận xét, kết luận một cách đúng đắn. 

1.2. Bố cục văn bản tường trình

a. Thể thức: mở đầu

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa)
  • Địa điểm và thời điểm làm tường trình (ghi vào góc bên phải)
  • Tên văn bản (ghi chính giữa)
  • Người, cơ quan nhận tường trình.

b. Nội dung, tường trình:

  • Thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc.
  • Nguyên nhân vì đâu?
  • Hậu quả thế nào?
  • Người chịu trách nhiệm?
  • Lưu ý: Thái độ tường trình nên khách quan, trung thực.

c. Thể thức: kết thúc

  • Lời đề nghị hoặc cam đoan, chữ kí và họ tên người tường trình.

1.3. So sánh văn bản báo cáo và văn bản tường trình

  • Giống nhau
    • Bố cục theo mẫu qui định.
    • Người viết: Đều là cá nhân hoặc tập thể.
    • Người nhận đều là cá nhân hoặc cấp có thẩm quyền.
  • Khác nhau
  Báo cáo Tường trình
Mục đích Tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay tập thể. Trình bày hiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả.
Nội dung Ai báo cáo? Báo cáo ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào? Trình bày thời gian, địa điểm sự việc, họ tên người liên quan cùng đề nghị của người viết, người nhận, ngày tháng, địa điểm mới có giá trị/

1.4. Lưu ý

  • Tên văn bản viết chữ in hoa cho nổi bật.
  • Chú ý chừa khoảng cách hơn một dòng giữa các phần quốc hiệu và tiêu ngữ, địa điểm, thời gian là tường trình, tên văn bản và nội dung tường trình dễ phân biệt.
  • Ngôn ngữ diễn đạt chính xác, không sử dụng ngôn ngữ mang tính ẩn dụ, biểu tượng, không dùng khẩu ngữ, lời nói hài hước, bóng gió.
  • Sử dụng những mẫu câu có tính chất qui ước khuôn mẫu ở câu mở đầu và kết thúc nội dung tường trình.
  • Để có thái độ tôn trọng người nhận cần phải trình bày trang trọng, không gạch xóa, cẩu thả.

2. Soạn bài Luyện tập về văn bản tường trình

Để củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về mục đích, yêu cầu và cấu tạo một văn bản tường trình, các em có thể tham khỏa thêm bài soạn Luyện tập về văn bản tường trình.

Copyright © 2021 HOCTAP247