Vi hành được sáng tác vào dịp vua bù nhìn Khải Định của triều đình nhà Nguyễn xin thực dân Pháp cho sang Pháp để dự cuộc triển lãm thuộc địa tổ chức ở Mác-xây (Marseille). Trong thời gian này, dư luận cho rằng Khải Định có một số việc làm ám muội. Bất bình trước thái độ và hành động làm tổn thương tới quốc thể ấy, Nguyễn Ái Quốc viết truyện này nhằm mục đích lột trần chân tướng của một tên vua bán nước. Để nắm được những kiến thức cần đạt khi học văn bản này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Vi hành.
Tác phẩm Vi hành hướng đến mục đích chính trị: cho nhân dân Pháp và nhân dân thế giới thấy rõ sự vô dụng của Khải Định, một tên vua bù nhìn, ngu dốt, không phải là kẻ đại diện chân chính cho nhân dân Việt Nam; đồng thời vạch trần bộ mặt xảo trá của những kẻ thực dân. Tác giả đã tạo nên những tình huống nhầm lẫn, sử dụng hình thức viết thư và dùng giọng điệu mỉa mai, dí dỏm để thực hiện ý đồ nghệ thuật của mình một cách rất thành công. Để nắm vững nội dung bài học cũng như phân tích được tác phẩm này, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:
[vanmau]
Copyright © 2021 HOCTAP247