Luyện tập viết bản tin - Ngữ văn 11

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Một số kiến thức cần nhớ

  • Bản tin là một kiểu văn bản rất phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình, các loại báo in, báo điện tử...
  • Phân loại: Căn cứ vào dung lượng, người ta chia các văn bản thông báo tin tức thành nhiều loại:
    • Tin vắn là loại thông tin không có nhan đề, dung lượng ngắn (chỉ gồm từ một đến hai câu), chỉ thông báo vắn tắt về sự kiện
    • Tin thường có độ dài trên dưới 300 chữ, có nhan đề, nêu sự kiện và kết quả một cách chi tiết hơn
    • Tin tường thuật phản ánh sự kiện một cách cụ thể, chi tiết từ đầu đến cuối
    • Tin tổng hợp nhằm thông tin tổng hợp nhiều sự kiện xung quanh một hiện tượng nào đó có vấn đề đáng quan tâm với sự tường thuật, mô tả cụ thể, chi tiết các sự kiện kèm theo sự phân tích, lí giải nguyên nhân - kết quả và ý nghĩa của chúng
  • Mục đích, yêu cầu
    • Bản tin phải đảm bảo tính thời sự (đưa tin kịp thời, nhanh chóng), tin phải có ý nghĩa xã hội
    • Nội dung phải chân thực, chính xác
  • Cách viết:
    • Viết tên bản tin: Tên của bản tin đều khái quát nội dung của tin: sự kiện và kết quả của sự kiện
      • Ngoài cách nêu khái quát sự kiện và kết quả, nhan đề bản tin còn có thể chọn một chi tiết hấp dẫn với cách diễn đạt đặc biệt gây hứng thú, tò mò cho người đọc
      • Bản tin thường đặt nhan đề ngắn gọn gồm một cụm từ (thường là cụm động từ hoặc danh từ). Cũng có thể là một câu trần thuật, câu nghi vấn ngắn gọn.
    • Viết phần mở đầu: thường thông báo khái quát về sự kiện và kết quả
    • Viết phần triển khai: có thể nêu cụ thể, chi tiết hơn sự kiện hoặc có thể cắt nghĩa cụ thể hơn nguyên nhân hoặc kết quả của sự kiện được đưa tin

2. Soạn bài Luyện tập viết bản tin

Để có thể viết được bản tin về những sự kiện xảy ra trong đời sống, các em có thể tham khảo bài soạn Luyện tập viết bản tin.

Copyright © 2021 HOCTAP247