Soạn bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Bố cục:

   - Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Tư thế hiên ngang ra trận của những người lính lái xe tiểu đội xe không kính.

   - Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): Tinh thần dũng cảm, lạc quan của những người lính.

   - Phần 3 (khổ thơ cuối): Ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam.

Câu 1: Điểm khác biệt trong nhan đề bài thơ:

- Nhan đề dài, tạo sự độc đáo.

- Nhan đề làm nổi bật hình ảnh những chiếc xe không có kính. Đó là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó am hiểu hiện thực khốc liệt của chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.

- Từ "bài thơ" đặt ở đầu tiên đề nhằm tạo ấn tượng về chất thơ của hiện thực ấy. Cuộc chiến đấu khốc liệt là một bài thơ, cuộc đời người chiến sĩ cũng là một bài thơ.

Câu 2:

Những người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn là những con người có tư thế rất đường hoàng. Họ ung dung ngồi vào buồng lái, điều khiển xe chạy giữa chiến trường mưa bom bão đạn. Họ mất ngủ, chịu bụi, chịu ướt áo. Nhưng họ không phàn nàn, không kêu ca. Bụi thì họ châm điếu thuốc: nhìn nhau mặt lắm cười haha. Ướt thì họ đi tiếp: Chưa cần thay lái trăm cây số nữa – Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi. Chiếc xe vỡ kính, hỏng đèn, xước thùng, hỏng mui. Thế nhưng các chiến sĩ vẫn lái, vẫn đưa xe chạy lên phía trước. Họ là những thanh niên tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước.

Câu 3:

Ngôn ngữ giọng điệu của bài thơ đã góp phần quan trọng trong việc khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Giọng thơ ngang tàng có cả chất nghịch ngợm phù hợp với đối tượng miêu tả là những chàng trai trong chiếc xe không có kính:

"Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi"

Giọng điệu ấy làm cho lời thơ gần với lời văn xuôi, lời đối thoại, rất tự nhiên nhưng vẫn rất thú vị, rất thơ.

Câu 4: Cảm nghĩ về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ:

- Khâm phục những con người hiên ngang dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, luôn tiến lên phía trước vì mục đích và lý tưởng cao đẹp.

- Yêu mến tính sôi nôi, vui nhộn, tinh nghịch lạc quan, dễ gần, dễ mến, dễ gắn bó giữa những người lính trong chiến tranh.

Câu 1 (trang 133 SGK):

    Học thuộc lòng bài thơ

Câu 2 (trang 133 SGK): Những cảm giác, ấn tượng của người lái xe trong chiếc xe không kính trên đường ra trận đã được tác giả diễn tả rất cụ thể, sinh động.

   Không có kính chắn, người lính lái xe trên đường ra mặt trận đa có những cảm giác, ấn tượng rất đặc biệt, thể hiện rõ nét qua khổ thơ thứ hai.

   - Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng: gió trên đường đi ùa vào buồng lái, khiến đôi mắt người chiến sĩ trở nên cay. Tác giả sử dụng từ "đắng" để diễn tả cảm giác ấy, khiến cảm giác cay vì gió ở mắt được vị giác hóa, chân thực hơn.

   - Thấy con đường chạy thẳng vào tim, sao trời và đột ngột cánh chim như sa như ùa vào buồng lái: Giữa người lính lái xe và những sự vật, khung cảnh trên đường không có rào cản. Mọi thứ trở nên gần hơn, rõ nét hơn.

    → Phép phóng đại, ẩn dụ: chạy thẳng vào tim, như sa như ùa vào buồng lái khiến không gian trong xe và ngoài xe như hòa vào làm một, người lính và chiếc xe không kính có thêm những người bạn đồng hành.

   - Qua bài thơ, học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh những chiếc xe không kính độc đái, qua đó thấy được tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn hiểm nguy cùng với ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam của những người lính lái xe Trường Sơn thời kì chống Mĩ.

   - Học sinh phân tích được giá trị biểu đạt của ngôn ngữ thơ cùng với giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn trong ngòi bút của tác giả.

>> Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính Ngắn nhất

Copyright © 2021 HOCTAP247