Đề bài: Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây
Những câu hát rộn ràng, mà vẫn đầy tha thiết được phổ từ bài thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Nhưng đến với thơ ca ông ta cũng không thể không nhắc đến tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” với chất ngàng tang, khí thế, vô cùng dũng cảm kiên cường của những người lình, họ là đại diện tiêu biểu cho người lính Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ hào hùng.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính ra đời vào những năm cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra gay go và quyết liệt nhất. Ở khắp nơi các thanh niên gác lại chuyện học tập lên đường đánh giăc, xung phong vào chiến trường. Lúc này con đường Trường Sơn là con đường huyết mạch, nối liền hậu phương và tiền tuyến nên bị bom Mỹ bắn phá ác liệt. Nhưng bằng sự dũng cảm, lòng quyết tâm những chiếc xe đã vượt qua mưa bom bão đạn lên đường ra trận. Bằng ngòi bút chân thật, âm điệu khỏe khoắn, hào hùng Phạm Tiến Duật đã đem đến cho người đọc cái nhìn đầy đủ nhất về cuộc sống, chiến đấu của người lính lái xe.
Ngay từ câu thơ mở đầu, người lính đã giới thiệu về người bạn đồng hạnh của mình – những chiếc xe không kính:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Câu thơ vừa có gì đó ngàng tang, nhưng đồng thời cũng hết sức dí dỏm. Lời thơ tự nhiên, chân thật như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Ba chữ không đi cùng với các động từ mạnh: giật, rung giúp diễn tả cái dữ dội, ác liệt của chiến tranh , đồng thời cũng thể hiện cái nhìn lạc quan của người lính. Câu thơ như một lời phân trần, về vẻ ngoài sứt mẻ, thiếu thốn của chiếc xe.
Và đằng sau những chiếc xe thiếu thốn, vỡ kính ấy hiện lên chân dung của người lính:
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Trước hiện thực gian khổ, khốc liệt của chiến tranh, người lính vẫn hết sức ung dung, đường hoàng. Họ luôn chủ động trước mọi tình huống, mọi hoàn cảnh. Cái nhìn thẳng ấy cho thấy tư thế hiện ngang, nhìn thẳng vào hiện thực cuộc chiến đấu mà không hề né tránh.
Những chiếc xe không kính đó còn tạo điều kiện cho người lính hòa mình vào thiên nhiên. Là những luồng gió mạnh táp thẳng vào buồng lái, khiến cho ai nấy phải cay mắt, nhưng đã được Phạm Tiến Duật hình dung hết sức dí dóm “xoa mắt đắng” – xoa dịu cái rát bỏng của luồng gió Trường Sơn. Nào đâu chỉ có vậy, còn chim chóc và sao trời cũng hòa chung với người lính một nhịp thở. Lúc này âm thanh của tiếng chim đã đẩy lùi mọi khó khăn, nguy hiểm, nhường chỗ để họ cảm nhận từng vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói bằng cái nhìn bình thản, lạc quan, tư thế ung dung người lính đã chiến thắng mọi bom đạn của kẻ thù.
Ở hai khổ thơ tiếp theo, vẻ đẹp của người lính tiếp tục được khắc họa khi đối mặt với khó khăn, gian khổ ấy chính là khói bụi Trường Sơn:
Không có kính, ừ thì có bụi
…
Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi”
Khổ thơ đã sử dụng thủ pháp lặp cấu trúc kết hợp với điệp từ “ừ thì” “chưa cần” khiến cho cả khổ thơ như một lời thách thức trước những thử thách của thiên nhiên. Đây là những câu thơ miêu tả hết sức chân thực về những khó khăn mà người lính lái xe phải trải qua: đối mặt với mưa rào, đối mặt với khói bụi khi trời nắng nóng. Nhưng đối với họ những thử thách đó chỉ làm cho họ thêm phần kiên cường, họ “chưa cần thay” “chưa cần rửa” để lái trăm cây số, lái nhanh ra tiền tuyến. Kết hợp với giọng thơ đầy ngàng tang đã cho thấy thái độ bất chấp khó khăn, coi người hiểm nguy của người lính Trường Sơn.
Ngoài vẻ đẹp về sự kiên cường, dũng cảm, ở họ còn toát lên tình đồng chí đồng đội gắn bó. Sau những quãng đường đầy mệt nhọc và nguy hiểm, qua cửa kính vỡ rồi họ bắt tay nhau, trao cho nhau sức mạnh, niềm tin vào tương lai đất nước. Đối với họ, không dừng lại ở tình đồng chí đơn thuần mà đó còn là tình cảm gia đình: “Chung bát đĩa nghĩa là gia đình đấy” . Để rồi sau bữa cơm quây quần, đầm ấm đó họ chia tay nhau, tiếp tục lên đường chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
Khổ thơ cuối cùng hình ảnh những chiếc xe không kính xuất hiện lại một lần nữa, xe không kính, không đèn, không mui, vô cùng thiếu thốn, đã bị biến dạng vì bom đạn kẻ thù. Nhưng đó không phải là điều mà Phạm Tiến Duật muốn hướng đến, đối lập với cái không ấy là một cái có vô cùng cao cả, thiêng liêng:
Chỉ cần trong xe có một trái tim
Trái tim là hình ảnh hoán dụ đặc sắc, biểu tượng cho những người lính lái xe. Chỉ cần trong những chiếc xe đó có trái tim nhiệt huyết, tinh thần quả cảm và ý chí chiến đấu giải phóng niềm Nam thì những chiếc xe đó vẫn ngày đêm băng đèo vượt suối, vượt qua mọi hiểm nguy, tiến về phía trước. Bom đạn của kẻ thù chỉ có thể phá hủy những chiếc xe chứ không thể phá hủy lòng nhiệt thành yêu nước của những chiến sĩ cách mạng.
Với ngôn từ giản dị, đậm chất khẩu ngữ cùng giọng thơ ngang tàng, hóm hỉnh, Phạm Tiến Duật đã đem đến cho người đọc chân dụng đẹp đẽ của người lính. Họ vừa có cái hóm hỉnh của tuổi trẻ vừa có sự kiên cường, anh dũng, quả cảm. Vẻ đẹp của những người lính cũng như một bài học nhắc nhở cho chúng ta về ý thức trách nhiệm đối với đất nước.
Copyright © 2021 HOCTAP247