Tóm tắt bài
2. Tóm tắt nội dung bài học
- Nắm được cách viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý:
- Các bước làm bài: Tìm hiểu đề → Lập dàn ý → Viết bài → Sửa chữa.
- Một số nội dung cơ bản của kiểu bài nghị luận này:
- Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lý cần nghị luận.
- phân tích các mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch liên quan đến vấn đề nghị luận.
- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học về tư tưởng, đạo lý và hành động.
3. Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội
Đề 1:
Tình thương là hạnh phúc của con người.
Gợi ý làm bài:
a. Mở bài
- Nêu khái quát vai trò của tình thương trong cuộc sống.
b. Thân bài
- Giải thích khái niệm tình thương, hạnh phúc.
- Nêu các biểu hiện của tình thương trong cuộc sống
- Ý nghĩa của những hành động thể hiện tình yêu thương trong cuộc sống.
- Nếu không có tình thương thì cuộc sống sẽ như thế nào?
- Phê phán lối sông thờ ơ, thiếu quan tâm đến những người xung quanh.
- Rút ra bài học nhận thức cho bản thân.
c. Kêt bài
- Khẳng định lại ý nghĩa và tầm quan trọng của tình thương đối với cuộc sống của chúng ta.
Đề 2:
“Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. Ý kiến trên của M. Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân?
Gợi ý làm bài:
a. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
b. Thân bài
- Giải thích:
- Đức hạnh là gì?
- Hành động là gì?
- Phân tích, chứng minh tính đúng đắn của câu nói:
- Vì sao “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”?
- Mối quan hệ giữa đức hạnh và hành động
- Đức hạnh là cội nguồn tạo ra hành động
- Hành động là biểu hiện của đức hạnh
- Phê phán, bác bỏ:
- Lối sống đạo đức suông, đạo đức giả.
- Lối sống, hành động vị kỉ, sống vô bổ, đua đòi.
- Bài học rút ra cho bản thân:
- Trau dồi đức hạnh để có những hành động đúng, đẹp.
- Hành động chín chắn để thực hiện đúng đức hạnh của mình.
c. Kết bài
- Khái quát lại tầm quan trọng của câu nói trên.
Đề 3:
Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
Gợi ý làm bài:
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về vai trò của việc học.
b. Thân bài
- Giải thích từng khái niệm:
- Học là gì?
- Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình nghĩa là như thế nào?
- Bình luận, đánh giá về mối quan hệ giữa học và làm
- Học để biết là yêu cầu tiếp thu kiến thức.
- Học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình là yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức từng bước hoàn thiện bản thân.
⇒ Mục đích cuối cùng của việc học là vận dụng những điều đã học vào cuộc sống để sống có ích.
c. Kết bài
- Khẳng định lại vai trò của việc học.
- Liên hệ bản thân.
Để nắm vững trình tự các bước viết bài làm văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội.
4. Hỏi đáp về bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HOCTAP247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-
Suy nghĩ về ý kiến Dường như hiện nay chúng ta đang vô tư...
Dường như hiện nay chúng ta đang vô tư nhận sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ dành cho bản thân mình. Còn bản thân chúng ta chưa dành cho bố mẹ sự quan tâm, chăm sóc mà chúng ta hoàn toàn có thể làm được. Em hãy suy nghĩ về ý kiến trên ?
-
Nghị luận Trò chơi điện tử là một món tiểu khiển...
''Trò chơi điện tử là một món tiểu khiển, hấp dẫn: Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng chuyện học hành, phạm nhiều sai lầm khác.''
Hãy viết dàn ý cho đề bài trên (không viết thành văn nha)
-
Nghị luận về danh và thực
nghị luận xã hội về danh và thực
-
Bình luận về những đau thương mất mát của con người Việt Nam trong chiến tranh
Hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ bàn về những đau thương mất mát của con người Việt Nam trong chiến tranh
-
Nghị luận về hiện tượng nghiện Facebook
viet 1 bài văn bàn về hiện tượng nghiện facebook
-
Viết đoạn văn về đức tính trung thực
Viết đoạn văn ngắn ( 7- 10 câu ) suy nghĩ của em về đứ tính trung thực .