Trang chủ Lớp 9 Soạn văn Lớp 9 SGK Cũ Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải Dàn ý nghị luận về bài thơ mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải chi tiết

Dàn ý nghị luận về bài thơ mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải chi tiết

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Dàn ý nghị luận về bài thơ mùa xuân nho nhỏ

     Một cuộc sống trọn vẹn chính là khi ta biết cống hiến những điều tốt đẹp nhất của mình với cuộc đời và xã hội. Bởi lẽ những điều tuyệt vời trong cuộc sống chính là cho đi mà không cần nhận lại. Cũng như Thanh Hải, nhà thơ mang tâm hồn mơ mộng của xứ Huế thân thương, một tâm hồn nhạy cảm và một trái tim rung động với cuộc đời với con người, tham khảo dàn ý nghị luận về bài thơ mùa xuân nho nhỏ để hiểu rõ hơn về điều này.

Dàn ý nghị luận về bài thơ mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải chi tiết- CungHocVui

Dàn ý nghị luận về bài thơ mùa xuân nho nhỏ

Mở bài

-     Giới thiệu tác giả Thanh Hải: Là một nhà thơ hoạt động văn nghệ vào cuối những năm kháng chiến chống Pháp.

-     Giới thiệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ: Được sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh.

-     Nhấn mạnh yêu cầu đề + Trích thơ.

Xem thêm:

Phân tích 2 khổ đầu bài mùa xuân nho nhỏ

Giới thiệu Thanh Hải và bài thơ mùa xuân nho nhỏ

Thân bài

Dàn ý nghị luận về bài thơ mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải chi tiết- CungHocVui

Mùa xuân nho nhỏ mang đến nhiều thông điệp đẹp đẽ

-     Cảm xúc của Thanh Hải trước mùa xuân của con người và thiên nhiên

     + Mùa xuân của xứ Huế được tác giả diễn tả qua nhiều hình ảnh về thiên nhiên đẹp đẽ như “hoa tím”, “sông xanh”, “bầu trời.

     + “Giọt long lanh” là biện pháp nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Trong một trạng thái trước thiên nhiên, tác giả vô cùng trân trọng cái đẹp của mọi thứ xung quanh. Bên cạnh đó còn thể hiện sự khao khát của tác giả muốn hòa mình vào thiên nhiên đất trời.

-     Cảm xúc của Thanh Hải trước mùa xuân của đất nước 

     + Hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng” là hai hình ảnh gắn liền với mùa xuân của đất nước. 

    + Từ láy “hối hả” kết hợp với “xôn xao” để muốn nói rằng dù cuộc sống lao động có vất vả và nhộn nhịp nhưng khi đứng trước mùa xuân của đất nước thì biến thành không khí tràn ngập niềm vui. 

     + Thanh Hải nhắc nhớ về những ngày tháng xưa cũ của đất nước và với một khao khát về tương lai tươi đẹp của đất nước. 

Xem thêm: 

Dàn ý cảm nhận khổ 2 3 bài thơ mùa xuân nho nhỏ

Cảm nhận khổ 2 3 bài thơ mùa xuân nho nhỏ

-     Mong muốn được cống hiến của tác giả

     + Tác giả đã chuyển đại từ “tôi” sang “ta” và lặp lại nhiều lần.

     + Điệp từ “ta làm” chứng tỏ một điều rằng Thanh Hải luôn mang trong mình một sự khao khát được cống hiến với đất nước. 

     + Từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” thể hiện mong muốn giản dị dù là một phần nhỏ bé cũng đều mong dành trọn cho đất nước.

-     Điệu hát dân ca Huế để ngợi ca quê hương 

     + Giọng điệu Nam ai, Nam bình xuất hiện đoạn cuối để kết thúc bài thơ để thể hiện rằng sự đẹp đẽ của quê hương xứ Huế thân thương. 

     + “Mùa xuân ta xin hát” là một niềm tự hào dành cho con người và đất nước ta.

Xem thêm:

Dàn ý phân tích khổ 4 5 bài thơ mùa xuân nho nhỏ

Bài phân tích khổ 4 5 bài thơ mùa xuân nho nhỏ

Nghị luận bài thơ mùa xuân nho nhỏ

Kết bài

-     Khái quát lại nội dung và ý nghĩa của bài thơ. 

     “Mùa xuân nho nhỏ” là một bài thơ được Thanh Hải sáng tác trong lúc ông khó khăn nhất, khi ông đang nằm trên giường bệnh. Khi cuộc sống trở nên quá mong manh, ông vẫn luôn dành một trái tim đầy yêu thương cho đất nước, vẫn luôn khao khát được cống hiến và dâng trọn thanh xuân của bản thân mình cho một cuộc đời chung. Qua dàn ý nghị luận về bài thơ mùa xuân nho nhỏ ta càng hiểu hơn về khát vọng và tình yêu thương của ông.

Copyright © 2021 HOCTAP247