Mùa xuân khởi đầu cho một năm tràn đầy sức sống, rạo rực những thanh âm trong trẻo. Đó là lý do vì sao mùa xuân luôn là cảm hứng bất tận cho thơ ca, không khó để tìm đọc những bài thơ hay về mùa xuân. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được Thanh Hải sáng tác khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh, thể hiện tiếng lòng của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, nhịp sống của đất nước vào xuân. Bài viết này hướng dẫn các em viết dàn ý cảm nhận khổ 4 5 bài Mùa xuân nho nhỏ.
Dàn ý cơ bản cảm nhận khổ 4 5 bài mùa xuân nho nhỏ
- Tác giả: Thanh Hải là nhà thơ xứ Huế, thơ của ông thấm đượm chất trữ tình. Sự nghiệp văn chương của ông gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp.
- Tác phẩm: “Mùa xuân nho nhỏ” được tác giả sáng tác trong thời gian ông nằm trên giường bệnh, trước khi mất ít lâu.
- Lúc này, đất nước đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách.
- Bài thơ là nơi nhà thơ gửi gắm tiếng lòng, những tâm sự, suy ngẫm, mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của tác giả cho mùa xuân vĩ đại của đất nước.
- Khổ 4,5 là khát vọng mãnh liệt được hòa nhập hiến dâng cho cuộc đời, cho mùa xuân chung của dân tộc của tác giả.
* Khổ thơ 4: khát vọng hòa nhập vào đời sống chung, mong ước được hiến dâng cho cuộc đời.
- Nhịp thơ nhanh, gấp gáp kết hợp với điệp từ “ta làm” càng thể hiện rõ khát vọng cống hiến của nhà thơ:
- Muốn làm con chim hót: góp tiếng hót cho cuộc đời
- Muốn làm một cành hoa : góp chút sắc hương cho cuộc sống
- Một nốt trầm: âm thầm, lặng lẽ hòa mình vào khúc ca, được góp phần tạo nên bản nhạc vui mừng đón xuân về của nhân dân.
=> Đây là những ước mong vô cùng giản dị, đơn sơ
- Nhà thơ sử dụng đại từ “ta”: nhấn mạnh đây không chỉ là tâm niệm riêng của cá nhân nhà thơ mà còn là khát vọng chung của nhiều người.
=> Khát vọng đầy tha thiết, chân thành của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương.
* Khổ thơ thứ 5: Ước nguyện được cống hiến vô cùng chân thành.
- Hình ảnh ẩn dụ “mùa xuân nho nhỏ” mong ước được góp chút công sức nhỏ bé của mình vào mùa xuân lớn của đất nước.
- Cặp từ láy ““lặng lẽ”, “nho nhỏ” góp vào lợi ích chung của dân tộc bằng cách nói khiêm tốn, lặng lẽ hiến dâng, cống hiến, không phô trương -> nhân cách sống cao đẹp.
- Điệp ngữ “dù là” : thái độ tự tin, quật cường, luôn bước về phía trước, dù gặp bao nhiêu khó khăn, trở ngại của đời người thì tinh thần được cống hiến, hy sinh đó cũng không thuyên giảm.
- “tuổi hai mươi”, “khi tóc bạc”: ẩn dụ cho sự cống hiến, đóng góp vào sự nghiệp chung trong cả cuộc đời, không bất kể tuổi tác, lứa tuổi.
=> Tinh thần lạc quan, yêu đời tha thiết. Thanh Hải luôn khao khát được sống, cống hiến, vượt lên trên hoàn cảnh về bệnh tật, tuổi tác. Qua đó còn thể hiện ý thức về trách nhiệm với quê hương, đất nước, khát vọng được sống, được cống hiến trở thành một ý thức bất diệt trong tâm hồn tác giả.
* Nghệ thuật:
- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: láy, điệp từ, biện pháp ẩn dụ, so sánh được sử dụng sáng tạo.
- Hình ảnh thơ đẹp, giản dị và giàu sức gợi vừa tinh tế vừa gợi cảm
- Tổng kết, đánh giá chung về khổ 4, 5 bài “Mùa xuân nho nhỏ” và mở rộng vấn đề.
Copyright © 2021 HOCTAP247