Tóm tắt bài
2. Tóm tắt nội dung bài học
2.1. Nội dung
- Bài thơ thể hiện cảm hứng về đất nước. Đó là những suy cảm về một đất nước giàu đẹp, hiền hòa; về lịch sử cách mạng của một đất nước đau thương; lầm thân đã đứng lên anh dũng chiến đấu và chiến thắng anh hùng.
2.2. Nghệ thuật
- Các câu thơ dài, ngắn xen kẽ nhau.
- Hình ảnh sinh động, biểu cảm, có những đoạn hình ảnh tương phản.
- Nhịp điệu biến đổi linh hoạt.
3. Soạn bài Đất nước chương trình chuẩn
3.1. Soạn bài tóm tắt
3.2. Soạn bài chi tiết
Câu 1: Theo anh (chị) nên chia bài thơ thành mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần và giải thích mối quan hệ của từng phần.
- Bài thơ chia làm hai phần
- Phần một: từ đầu đến “những buổi ngày xưa vọng nói về” → Cảm xúc của nhà thơ trước sự thay đổi của mùa thu đất nước.
- Phần hai: còn lại → Hình ảnh đất nước trong cuộc kháng chiến: từ trong đau thương, căm hờn đã đứng lên bất khuất, anh hùng.
- Mối quan hệ giữa các phần: Đó là quan hệ bổ sung cho cảm hứng tổng hợp về đất nước thêm đầy đủ và phong phú hơn.
- Bao trùm và xuyên suốt cả bài thơ là cảm xúc về đất nước . Mạch cảm xúc có sự vận động và biểu hiện cụ thể qua mỗi phần của bài thơ, từ hiện tại về quá khứ, rồi lại trở lại hiện tại. Hiện thực và tâm tưởng luôn đan cài với nhau, tạo nên khúc nhạc nhớ thương, day dứt, lưu luyến.
Câu 2: Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của nhà thơ (từ sáng mát trong đến lá rơi đầy) có những điểm gì đặc sắc?
- Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm được tái hiện trong nỗi nhớ của nhà thơ bằng khoảng thời gian buổi sáng, bắt đầu từ mùa thu hiện thực ở chiến khu Việt Bắc, gợi cảm nhận về không gian thu khoáng đạt, cao vời, sáng trong, mát lành.
- Đặc trưng của mùa thu Hà Nội có cái se lạnh đầu mùa, những con phố như dài thêm ra trong hơi may xao xác, âm thanh nhè nhẹ của nắng, lá rơi đầy => Bức tranh mùa thu đẹp nhưng đượm buồn. Đây là mùa thu bước vào cuộc kháng chiến nên dưới cái nhìn của tác giả có chút xao xuyến, bâng khuâng.
- Hình ảnh người ra đi lặng lẽ, trĩu nặng tâm tư nhưng đầy cương quyết dứt khoát.
Câu 3: Phân tích đoạn thơ từ “Mùa thu nay khác rồi” đến “Những buổi này xưa vọng nói về”.
- Từ hoài niệm về mùa thu năm xưa Hà Nội, nhà thơ đã vẽlên một bức tranh mùa thu chiến khu Việt Bắc với một tâmtrạng hoàn toàn thay đổi “Mùa thu nay khác rồi ”.
- Cuộc đời thay đổi, thiên nhiên mang nhiều màu sắc mới.
- Những chi tiết hình ảnh thiên nhiên gợi tả mùa thu cũng thay đổi. Mùa thu đã thay áo mới, hiện diện bằng những hình ảnh bình dị, dân dã, khỏe khoắn và tươi sáng (Núi đồi, rừng tre, trong biếc…). Thiên nhiên không lặng im mà như đang lên tiếng nói “rừng tre phấp phới”, “trong biếc nói cười thiết tha.”
- Giọng điệu khỏe khoắn phấn khởi đầy hào hứng ->diễn tả sự đổi thay mạnh mẽ. mùa thu của một đất nước lầm than nô lệ đã qua -> mùa thu của độc lập, tự do.
- Đất nước hiện lên với những hình ảnh vô hình và hữu hình
- Hữu hình: trời xanh, núi rừng, ngả đường, cánh đồng, dòng sông ⇒ bằng thủ pháp nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu kết hợp với biện pháp liệt kê tác giả đã cho người đọc cảm nhận được cái hình hài của đất nước: vừa có chiều cao, chiều dài, chiều rộng, chiều sâu. Hình hài đất nước nhà thơ khéo léo tạo nên bởi không gian ba chiều. Điệp ngữ “của chúng ta” được điệp đi điệp lại nhiều lần thể hiện sự nhấn mạnh vào chủ quyền của đất nước ta.
- Vô hình: đất nước được cảm nhận trong chiều dài lịch sử “ nước những người chưa bao giờ khuất” là một ý thơ sáng như một chân lý.
- Đất nước còn hiện lên với truyền thống.
- Đại từ “tôi” đã chuyển thành “ta” sự nhận thức của nhân vật trữ tình cái chung rộng lớn đã thay thế cho cái riêng.
⇒ Đoạn thơ như một định nghĩa hoàn chỉnh về đất nước.
Câu 4: Những suy tư và cảm nhận của Nguyễn Đình Thi về quê hương đất nước Việt Nam trong phần cuối bài thơ.
- Khổ thơ mở đoạn: “Ôi những cánh đồng...nhớ mắt người yêu”- vừa thể hiện nỗi đau thương khôn cùng của quê hương, tố cáo đanh thép tội ác của quân thù, vừa biểu hiện tình cảm riêng tư của tác giả. Chính sự hòa hợp riêng chung này đã tạo nên chất đôn hậu, ân tình, trìu mến của “Đất nước”.
- Các khổ thơ tiếp theo, tác giả diễn tả một đất nước từ trong đau thương căm hờn đã đứng lên chiến đấu kiên cường, những con người vốn hồn hậu, bình dị đã vùng lên với lòng căm thù giặc sâu sắc và tình yêu nước mãnh liệt:
Từ những năm đau thương chiến đấu
[…]
Lòng ta bát ngát ánh bình minh.
- Khổ cuối với thể thơ sáu chữ, nhịp thơ nhanh, âm điệu rắn đanh ⇒ hình ảnh quật khởi hào hùng của một đất nước trong một bối cảnh rộng lớn. Đó chính là tư thế chiến đấu và chiến thắng lẫm liệt, hào hùng của quân và dân ta trong trận Điện Biên Phủ.
Câu 5: Nhận xét về độ dài ngắn của các câu thơ, cách lựa chọn hình ảnh và nhịp điệu trong bài thơ. Cách viết như vậy có tác dụng gì?
- Các câu thơ dài ngắn xen kẽ, cách lựa chọn hình ảnh sinh động, biểu cảm, nhịp điệu linh hoạt đã giúp Nguyễn Đình Thi dựng được bức tượng đài đẹp đẽ, sống động nhất của hình ảnh đất nước trong chiến đấu và chiến thắng. Chiến thắng của dân tộc việt nam là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu mồ hôi đã rơi và nỗi đau vò xé. Song chiến thắng ấy cũng là sự kết tinh cao nhất của tình yêu, của tinh thần chiến đấu và khát vọng hòa bình sâu thẳm.
- Tác phẩm chính là khúc tráng ca hào hùng của dân tộc, từ nô lệ đến tự do, từ buồn thương đến vui mừng, hạnh phúc ⇒ sự vận động đẹp đẽ, sâu sắc trong tứ thơ của Nguyễn Đình Thi.
Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Đất nước để củng cố hơn nội dung bài học.
4. Soạn bài Đất nước chương trình Nâng cao
Mod Ngữ văn sẽ cập nhật bài soạn này trong thời gian sớm nhất!
5. Một số bài văn mẫu về bài thơ Đất nước
Bài thơ Đất nước là sự kết hợp hai bài thơ Đêm mít tinh và Sáng mát trong như sáng năm xưa đã giúp tác giả hình thành thái độ trân trọng, một cái nhìn đầy đủ về hình ảnh đất nước. Đất nước thực sự là cuốn biên niên sử bằng thơ hào hùng, oanh liệt, vinh quang và rực rỡ của dân tộc. Để xác định được hướng lập dàn ý và viết bài văn hoàn chỉnh các dạng đề về bài thơ Đất nước, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
6. Hỏi đáp về bài thơ Đất nước