Tóm tắt bài
2.1. Ôn lại kiến thức đã học về luật thơ
a. Khái niệm
- Luật thơ là toàn bộ những qui tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp…trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định.
b. Các thể thơ chính
- Chia thành ba nhóm: thể thơ truyền thống của dân tộc, thể thơ Đường luật, thể thơ hiện đại.
c. Sự hình thành luật thơ
Dựa trên các đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt:
- Tiếng là đơn vị cấu tạo ý nghĩa và nhạc điệu cho dòng thơ, bài thơ.
- số tiếng là nhân tố để xác định thể thơ, vần thơ tạo ra nhạc điệu và sự hài thanh.
- Tiếng còn xác định nhịp điệu trong thơ,…
c. Luật thơ trong các thể thơ lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn
- Căn cứ vào:
- Số câu trong bài và số tiếng trong mỗi câu thơ.
- Sự hiệp vần giữa các câu thơ.
- Sự phân nhịp trong các câu thơ.
- Sự hài thanh trong câu thơ và bài thơ.
- Kết cấu, sự phân khổ trong bài thơ.
- Một số điểm trong luật thơ có sự khác biệt và sự tiếp nối giữa thơ hiện đại và thơ trung đại.
Ví dụ:
Tìm những yếu tố gieo vần, ngắt nhịp và hài thanh trong các đoạn thơ sau:
a. Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b. Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi !
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
(Quang Dũng, Tây Tiến)
Gợi ý làm bài:
Câu a:
- Nhịp: ngắt nhịp chẵn, nhịp đôi.
- Hài thanh: tiếng 2/6/8 thanh bằng, tiếng 4 thanh trắc, các tiếng khác tự do.
- Vần lưng: (hôm – buồn, sa – là), vần chân (xa – sa).
⇒ Đoạn thơ viết đúng luật thơ của thể thơ lục bát.
Câu b:
- Vần chân : vơi, hơi.
- Hài thanh: tiếng thứ 2,4 luân phiên B – T theo luật niêm câu 1 – 4, câu 2 – 3.
- Nhịp thơ: 4/3.
⇒ Thể thơ 7 tiếng.
4. Soạn bài Luật thơ (Tiếp theo)
Để ôn tập và củng cố lại những kiến thức cơ bản đã học về luật thơ của các thể thơ phổ biến, các em có thể tham khảo bài soạn Luật thơ (Tiếp theo).