Bố của Xi-mông
Câu 1. Xác định từng phần
Bài trích giảng có thể chia làm bốn phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “chỉ khóc hoài”: Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông
- Phần 2: Tiếp theo đến “một ông bố”: Phi-líp gặp và hứa sẽ cho em một ông bố
- Phần 3: Tiếp theo đến “bỏ đi rất nhanh”: Phi-líp đưa Xi-mông về trả cho chị Blăng-sốt và nhận làm bố của em.
- Phần 4: Còn lại: Xi-mông đến trường tin tưởng nói với các bạn rằng bố em là Phi-líp.
Câu 2. Nỗi đau của Xi-mông
- Ngoại hình ít nhiều thể hiện hoàn cảnh đau đớn của Xi-mông, bị mang tiếng là đứa trẻ không cha và thường bị bạn bè trêu chọc.
- Nỗi đau đớn thể hiện qua ý nghĩ và hành động của em.
- Ngoài ra, nỗi đau đớn còn biểu lộ ở những giọt nước mắt của em. Nhiều lần em đã khóc.
- Sau cùng là cách nói năng của em cũng thể hiện nỗi đau đớn: em nói không nên lời, bị ngắt quãng.
Câu 3:
- Blăng-sốt là cô gái một thời lầm lỡ khiến cho Xi-mông trở thành một đứa con không có bố. Tuy nhiên, đó vẫn là một cô gái đức hạnh, đứng đắn.
- Bản chất tốt đẹp của Blăng-sốt còn được thể hiện qua cách chị đối xử với khách. Blăng-sốt là người rất có ý thức về nhân cách của mình.
Câu 4. Diễn biến tâm trạng của Phi-lip
- Là người nhân hậu, vị tha nên gặp Xi-mông đang khóc, Phi-lip liền đến hỏi han.
- Đưa Xi-mông về nhà, chú nhận ra ngay lai lịch cậu bé. Chú làm việc này phát xuất từ lòng nhân hậu, thương Xi-mông ban đầu xem đó như một chuyện đùa. Chứ không ngờ mình đã cho Xi-mông lòng tin vững chắc. Cuối cùng đó không phải chuyện đùa mà là chuyện thật. Chú đã bắt gặp hạnh phúc gia đình.
- Chú Phi-lip là người nhân hậu, chân tình, vô tư, hào hiệp.
Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ
Copyright © 2021 HOCTAP247