a) Từ đồ thị, khi \(U\) =3\(V\) thì \(I_1\)= \(5mA=0,005A\)
\(I_2=2mA=0,002A\)
\(I_3=1mA=0,001A\)
b) Cách 1: Xác định giá trị của mỗi điện trở
\(R_1=\dfrac{U}{I_1}=\dfrac{3}{0,005}=600(\Omega)\)
\(R_2=\dfrac{U}{I_2}=\dfrac{3}{0,002}=1500(\Omega)\)
\(R_3=\dfrac{U}{I_3}=\dfrac{3}{0,001}=3000(\Omega)\)
Như vậy, dây dẫn 3 có điện trở lớn nhất, dây dẫn 1 có điện trở thấp nhất.
Cách 2: Dựa vào các tính chất: Với U không đổi thì \(I\) ~ \(\dfrac{1}{R}\)
Nhìn vào đồ thị, không cần tính toán,ở cùng một hiệu điện thế \(U= 3V\) thì dây dẫn 1 cho dòng điện đi qua có cường độ dòng điện lớn nhất nên dây dẫn 1 có điện trở nhỏ nhất và dây dẫn 3 cho dòng điện đi qua có cường độ nhỏ nhất.Nên dây dẫn 3 có điện trở lớn nhất.
Cách 3: Dựa vào tính chất: với \(I\) không đổi thì \( U\) ~\(R\)
Nhìn vào đồ thị, ta thấy, khi dòng điện chay qua ba dây dẫn có cường độ như nhau \(I=2mA\) thì hiệu điện thế giữa hai dầu dây dẫn 1 nhỏ nhất nên dây dẫn 1 có điện trở nhỏ nhất, hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn 3 lớn nhất nên dây dẫn 3 có điện trở lớn nhất.
Copyright © 2021 HOCTAP247