Tổng quan về điện trở giữa hai đầu dây dẫn và định luật Ôm
Trong chương điện học lớp 9, chúng ta chắc hẳn đã được tiếp xúc với khái niệm về định luật Ôm. Định luật được ứng dụng vào trong giải thích các hiện tượng vật lý rất phổ biến. Đây thực sự là một phần học quan trọng mà các bạn nên lưu tâm!
Được định nghĩa là một đơn vị quan trọng trong chương điện học và là một linh kiện không thể thiếu trong một hệ tuần hoàn mạch điện.
Ký hiệu: R
Mới nhất:
R là một đại lượng vật lý khá đặc trưng và quan trọng nó thể hiện rõ qua cái tên đó chính là vật liệu nhằm cản trở sự di chuyển của dòng điện. Công thức cơ bản:
\({\displaystyle R={\frac {U}{I}}}\)
Ta có:
U: là hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn điện (V)
I: là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn điện (A)
R: là điện trở của vật dẫn điện (Ω).
=> R tỷ lệ nghịch với cường độ dòng điện đi qua vật dẫn.
R của dây dẫn tỉ lệ thuận với điện trở suất và độ dài L của dây dẫn, ngược lại sẽ tỉ lệ nghịch với tiết diện dây dẫn:
\({\displaystyle R={L\cdot \rho \over S}\,}\)
Ta có:
L là chiều dài của dây dẫn (m)
S là tiết diện dây dẫn (m2)
ρ là điện trở suất.
Định luật ôm được phát biểu là một trong những công thức vật lý quan trọng lý giải cho mối quan hệ giữa hiệu điện thế, cường độ dòng điện và điện trở R của dây dẫn. Nếu R đi qua hai đầu dây dẫn là một đại lượng cố định (R=const) thì cường độ dòng điện qua vật dẫn điện sẽ có mối quan hệ tỷ lệ thuận so với hiệu điện thế tại hai đầu dây dẫn:
\({\displaystyle I={\dfrac {U}{R}}}\)
Trong đó:
U: là hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn điện (V)
I: là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn điện (A)
R: là điện trở của vật dẫn điện (Ω), trong đó R luôn là một hằng số.
Mối quan hệ tương đương được biểu diễn:
Xem thêm: Điện trở của dây dẫn định luật ôm
Vậy là chúng ta đã cùng nhau hoàn thành học phần quan trọng trên rồi. Mọi thắc mắc xin vui lòng để lại dưới mục bình luận cho chúng tôi biết. Cảm ơn sự đón đọc của các bạn học sinh!
Copyright © 2021 HOCTAP247