Tóm tắt bài
2.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả Nguyễn Khải
- Tiểu sử và con người
- Xuất thân Gia đình quan lại sa sút, nghèo.
- Thân phận con vợ lẽ ⇒ bị ghẻ lạnh, khinh ghét, chịu nhiều tủi nhục, cay đắng.
- Phải vào đời lăn lộn kiếm ăn nuôi mẹ nuôi em từ nhỏ ⇒ sớm gặp phải những trắc trở, gian nan, nhọc nhằn.
- Sáng tác
- Tác phẩm chính: Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960), Cha và Con và… (tiểu thuyết, 1979), Thượng đế thì cười (tiểu thuyết, 2004)…
- Đặc điểm:
- Hành trình sáng tác của Nguyễn Khải tiêu biểu cho quá trình vận động của văn học dân tộc hơn nửa thế kỉ.
- Nét mới trong cái nhìn nghệ thuật về cuộc đời và con người:
- Trước 1978:
- Cái nhìn tỉnh táo, sắc lạnh, nghiêm ngặt, phân lập đơn chiều.
- Luôn khai thác hiện thực trong thế xung đột, đối lập cũ – mới, ta – địch, tốt – xấu…
- Sau 1978:
- Chuyển mạnh từ hướng ngoại sang hướng nội.
- Lấy việc khám phá con người làm trung tâm.
b. Tác phẩm Một người Hà Nội
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Sáng tác năm 1990, gắn liền với cuộc đổi mới của đất nước.
- Rút từ tập "Hà Nội trong mắt tôi", xuất bản năm 1995.
- Truyện thể hiện những khám phá, phát hiện của Nguyễn Khải về vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động, thăng trầm của đất nước.
- Nhan đề: Một người Hà Nội
- Thể hiện cách cảm nhận của nhà văn về chất kinh kì qua một con người cụ thể.
- Tác giả muốn khắc đậm bản lĩnh cốt cách người Hà Nội.
- Định hướng cho người đọc năm bắt ngay ý đồ nghệ thuật của tác giả.
2.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Các nhân vật trong tác phẩm
- Nhân vật bà Hiền
- Về lai lịch: là một người Hà Nội gốc.
- Về nếp sống: giữ nếp sống của người Hà Nội:
- Cái ăn, cái mặc đều sang trọng,
- Phòng khách cổ kính, quý phái mấy chục năm không đổi như lưu giữ cái hồn Hà Nội.
- Cách ứng xử:
- Việc hôn nhân: nghiêm túc trong hôn nhân, đặt trách nhiệm làm mẹ, làm vợ lên hàng đầu.
- Việc sinh con:
- Chấm dứt sinh con vào tuổi bốn mươi.
- Nuôi con cái chu đáo chuẩn bị cho chúng một tương lai không lệ thuộc.
- Việc quản lí gia đình: là người luôn chủ động, tự tin vì bà hiểu vai trò quan trọng của người mẹ, người vợ.
- Việc dạy con:
- Dạy từ khi còn nhỏ, dạy từ cái nhỏ nhất.
- Dạy con văn hoá sống, văn hoá con người, văn hoá người Hà Nội.
- Đối với thời cuộc: nhìn nhận một cách trầm tĩnh, không thái quá -> ung dung tự tại trước những biến động.
⇒ Bà Hiền là một con người mang đậm chất Hà Nội, chất Kinh kì. Chất Hà Nội được biểu hiện qua: nét lịch lãm, sang trọng, qua thái độ ung dung tự tại; bản lĩnh của một con người luôn luôn dám là mình; sự rộng lượng, khiêm tốn, ở sự hài hoà, ở tình yêu Hà Nội sâu sắc; bà là hạt bụi vàng lấp lánh của Hà Nội.
- Nhân vật người kể chuyện
- Quá trình nhận thức của nhân vật tôi về bà Hiền
- Lúc đầu còn nghi ngại, giữ khoảng cách
- Về sau thể hiện sự đồng tình, khâm phục, ngợi ca.
- Cách kể chuyện và cách nhìn nhận của nhân vật tôi
- Cách nhìn nhận về Hà Nội: đa chiều, lịch lãm.
- Giọng kể: hóm hỉnh, thân tình, giọng chiêm nghiệm - triết lí.
- Phong cách của Nguyễn Khải:giàu màu sắc chính luận, ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo với sức mạnh lí trí tỉnh táo.
- Nhân vật Dũng
- Con trai đầu rất mực yêu quý của cô Hiền.
- Anh đã sống đúng với những lời mẹ dạy về cách sống của người Hà Nội, lên đường hiến dâng tuổi xuân của mình cho đất nước.
- Góp phần tô thắm thêm cốt cách tin thần người Hà Nội, phẩm giá cao đẹp của con người Việt Nam.
b. Ý nghĩa của câu chuyện "cây si cổ thụ"
- Hình ảnh cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh
⇒ Qui luật khắc nghiệt của tự nhiên, cũng là quy luật vận động của xã hội.
- Cây si là một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội: Hà Nội đẹp đẽ, thanh bình, trải qua nhiều biến cố dữ dội trong lịch sử nhưng vẫn là một Hà Nội với truyền thống văn hoá đã được nuôi dưỡng và mãi trường tồn.
- Giọng điệu trần thuật:
- Một giọng điệu rất trải đời, vừa tự nhiên, dân dã vừa trĩu nặng suy tư, vừa giàu chất khía quát, triết lí. Vừa đậm tính đa thanh.
- Tính chất đa thanh thể hiện trong lời kể: nhiều giọng (tự tin xen lẫn hoài nghi, tự hào xen lẫn tự trào…).
- Giọng điệu trần thuật đã làm cho truyện ngắn đậm đặc chất tự sự rất đời thường mà hiện đại.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Tạo tình huống gặp gỡ giữa nhân vật "tôi" và nhân vật khác.
- Ngôn ngữ nhân vật góp phần khắc hoạ tính cách.
Ví dụ:
Phân tích nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải và giải thích tại sao Nguyễn Khải gọi đó là “hạt bụi vàng”?
Gợi ý làm bài:
a. Mở bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Khải là nhà văn xông xáo, nhạy bén với những vấn đề thời sự, có khả năng phân tích tâm lí sắc sảo. Ở giai đoạn đổi mới, ông đặc biệt quan tâm tới số phận cá nhân trong cuộc sống đời thường, giọng văn đôn hậu, trầm lắng, nhiều trải nghiệm.
- “Một người Hà Nội” là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khải giai đoạn đổi mới thể hiện những cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp chiều sâu văn hoá của người Hà Nội với những giá trị bất biến trong xã hội đang diễn ra nhiều đổi thay qua nhân vật bà Hiền.
b. Thân bài
- Những nét đẹp ở nhân vật bà Hiền: đẹp trong suy nghĩ, đẹp trong ứng xử.
- Đẹp trong suy nghĩ:
- Không thuộc kiểu người xuất chúng, bà Hiền là một người Hà Nội bình thường nhưng rất đậm cốt cách, phẩm chất người Hà Nội.
- Trong công việc gia đình, nuôi dạy con cái cũng như trách nhiệm với cộng đồng, với đất nước cái chuẩn trong suy nghĩ của bà Hiền là phải có văn hoá, có “lòng tự trọng”.
- Bà Hiền luôn tin vào vẻ đẹp trường tồn, bất biến trong lối sống, cốt cách và bản sắc văn hoá Hà Nội: “Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi”.
- Những nét đẹp trong cách ứng xử của bà Hiền:
- Bà Hiền ứng xử có bản lĩnh trước những thay đổi diễn ra trong xã hội, luôn luôn dám là mình, thẳng thắn, chân thành đồng thời cũng khéo léo, thông minh.
- Bà Hiền luôn giữ gìn những nét đặc trưng trong lối sống Hà Nội, biểu lộ phong thái lịch lãm, sang trọng, tài hoa của người Hà thành. (Cách trang trí phòng khách, những bữa ăn của gia đình bà đều toát lên vẻ cổ kính, quý phái và óc thẩm mĩ tinh tế của chủ nhân...)
- Bà Hiền xứng đáng được gọi là “một hạt bụi vàng” của đất Kinh kì.
- Ý nghĩa của hình ảnh so sánh
- Hạt bụi vàng là hình ảnh một vật nhỏ bé, khiêm nhường mà cao đẹp, quý báu. Những hạt bụi vàng như thế hợp lại thành ánh vàng chói sáng, đó chính là phẩm giá đã thành bản sắc Hà Nội, thành truyền thống của người Hà Nội nghìn năm văn hiến.
- Là hình ảnh so sánh đặc sắc thể hiện sự khái quát nghệ thuật cao, trong đó có sự đối lập mà thống nhất giữa thân phận và giá trị, biểu hiện được mối gắn bó giữa cá nhân với cộng đồng, chứa đựng niềm trân trọng và tự hào của tác giả. Hình ảnh ấy giúp Nguyễn Khải cô đúc được toàn bộ phẩm chất phong phú của nhân vật vào một chi tiết nhỏ nhưng giàu ý nghĩa biểu tượng, gây ấn tượng sâu đậm với người đọc.
c. Kết luận
- Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo: nhân vật được trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật “tôi” và qua những tình huống gặp gỡ với nhân vật khác, qua nhiều thời đoạn của đất nước, Nguyễn Khải đã khắc hoạ được chân dung của bà Hiền với vẻ đẹp toàn vẹn: vừa rất truyền thống vừa rất hiện đại, xứng đáng là “một hạt bụi vàng” của đất Thăng Long nghìn năm văn hiến.
4. Soạn bài Một người Hà Nội
Truyện Một người Hà Nội sáng tác năm 1990, in trong tập truyện Hà Nội trong mắt tôi, Nhà xuất bản Hà Nội năm 1995. Qua truyện, nhà văn đã thể hiện cảm nhận của mình về lối sống, về bản lĩnh văn hóa của một người Hà Nội. Từ đó làm nổi bật bản chất tốt đẹp của những con người bình thường mà cuộc đời họ gắn liền với những thăng trầm của lịch sử và quá trình phát triển của đất nước. Để dễ dàng nắm được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Một người Hà Nội.
5. Một số bài văn mẫu về Một người Hà Nội
Tác phẩm Một người Hà Nội tiêu biểu cho các tác phẩm của Nguyễn Khải sau giai đoạn 1978, vẻ đẹp của hình tượng của cô Hiền tiêu biểu cho nét đẹp và sức sống bất diệt của Hà thành. Đó là một vẻ được thể hiện trong nhiều phương diện: cách ứng xử, cách ăn mặc, cách nuôi con...Để dễ dàng viết những bài văn hoàn chỉnh về tác phẩm này, các em có thể tham khảo các bài văn mẫu dưới đây:
[vanmau]