Trang chủ Lớp 12 Ngữ văn Lớp 12 SGK Cũ Tuần 25 Ngữ Văn 12 Soạn bài Thực hành về hàm ý (tiếp theo) - Ngữ văn 12

Soạn bài Thực hành về hàm ý (tiếp theo) - Ngữ văn 12

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

2. Tóm tắt nội dung bài học

  • Củng cố kiến thức đã học về khái niệm hàm ý.
  • Cách thức tạo ra hàm ý.
  • Tác dụng của hàm ý.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1:

Bác Phô gái, dịu dàng, đặt cành cau lên bàn, ngồi xổm ở xó cửa, gãi tai, nói với ông lí :

- Lạy thầy, nhà con thì chưa cất cơn, mấy lại sợ thầy mắng chửi, nên không dám đến kêụ Lạy thầy, quyền phép trong tay thầy, thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem đá bóng vộị

- Ồ, việc quan không phải như chuyện đàn bà của các chị!

(Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục)

Gợi ý làm bài:

a. Trong lượt lời mở đầu cuộc thoại, bác Phô gái van xin “Thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem đá bóng nữa”.

  • Lời đáp của ông lí mang sắc thái mỉa mai, giễu cợt (ồ, việc quan không phải thứ chuyện đàn bà của các chị).

⇒ Nếu là cách đáp tường minh phù hợp thì phải là lời chấp nhận sự van xin hoặc từ chối, phủ định sự van xin.

b. Lời của ông Lí không đáp ứng trực tiếp hành động van xin của bác Phô mà từ chối một cách gián tiếp.

  • Đồng thời mang sắc thái biểu cảm: bộc lộ quyền uy, thể hiện sự từ chối lời van xin, biểu lộ thái độ mỉa mai, giễu cợt cách suy nghĩ kiểu đàn bà.

⇒ Tính hàm súc của câu có hàm ý.

→ Đáp án đúng là đáp án D.

Câu 2:

Khi hắn ngừng nói đã được một lúc khá lâu, Từ mới làm như chợt nhớ ra:

- Có lẽ hôm nay đã là mồng hai, mồng ba tây rồi, mình nhỉ?

- À phải! Hôm nay mồng ba... Giá mình không hỏi tôi thì tôi quên... Tôi phải đi xuống phố.

Từ nhắc khéo:

- Hèn nào mà em thấy người thu tiền nhà sáng nay đã đến...

Hộ sầm mặt lại:

- Tiền nhà... tiền giặt... tiền thuốc... tiền nước mắm... Còn chịu tất! Tháng vừa rồi tiêu tốn quá, mới mồng mười đã hết tiền. May mà còn có đất mua chịu được.

(Nam Cao, Đời thừa)

Gợi ý làm bài:

a. Câu hỏi đầu tiên của Từ:

  • “Có lẽ hôm nay đã là mồng hai, mồng ba tây rồi mình nhỉ?”.

⇒ Không phải chỉ hỏi về thời gian mà thực chất, thông qua đó Từ muốn nhắc khéo chồng nhớ đến ngày đi nhận tiền. (Hàng tháng cứ vào kì đầu tháng thì chồng Từ đều đi nhận tiền nhuận bút).

b. Câu “nhắc khéo” thứ hai:

  • “Hèn nào mà em thấy người thu tiền nhà sáng nay đã đến...”.

⇒ Từ không nói trực tiếp đến việc trả tiền nhà. Từ muốn nhắc Hộ đi nhận tiền về để trả các khoản nợ (Chủ ý vi phạm phương châm cách thức).

c. Tác dụng cách nói của Từ:

  • Từ thể hiện ý muốn của mình thông qua câu hỏi bóng gió về ngày tháng, nhắc khéo đến một sự việc khác có liên quan (người thu tiền nhà)...
  • Cách nói nhẹ nhàng, xa xôi những vẫn đạt được mục đích. Nó tránh được ấn tượng nặng nề, làm dịu đi không khí căng thẳng trong quan hệ vợ chồng khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn.

Câu 3: Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý của bài thơ Sóng – Xuân Quỳnh.

Gợi ý làm bài:

  • Lớp nghĩa tường minh: Cảm nhận và miêu tả hiện tượng sóng biển với những đặc điểm, trạng thái của nó.
  • Lớp nghĩa hàm ý: Vẻ đẹp tâm hồn của người thiếu nữ đang yêu: đắm say, nồng nàn, tin yêu.
  • Hàm ý được thể hiện qua các phuong tiện ngôn ngữ rất phong phú và đa dạng, nhưng chủ yếu nhờ các ẩn dụ và ngữ cảnh.
  • Tác phẩm văn học dùng cách thể hiện có hàm ý sẽ tạo nên tính hàm súc, đa nghĩa, biểu đạt cảm xúc, tư tưởng của tác giả một cách tinh tế, sâu sắc.

Câu 4:

Gợi ý làm bài:

  • Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp, hàm ý có thể mang lại:
    • Tính hàm súc cho lời nói: lời nói ngắn gọn mà chất chứa  nhiều nội dung, ý nghĩa.
    • Hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc với người nghe hơn cách nói tường minh.
    • Sự vô can, không phải chịu trách nhiệm của người nói về hàm ý (vì hàm ý là do người nghe suy ra).
    • Tính lịch sự và thể diện tốt đẹp trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.

→ Đáp án đúng là đáp án D.

Câu 5: Cách trả lời có hàm ý cho câu hỏi: "Cậu có thích truyện Chí Phèo của Nam Cao không?”

Gợi ý làm bài:

  • Ai mà chẳng thích? ⇒ Tớ thích lắm.
  • Hàng chất lượng cao đấy! ⇒ Hay lắm, tớ thích.
  • Xưa cũ như trái đất rồi! ⇒ Không thích.
  • Ví đem vào tập đoạn trường / Thì treo giải nhất chi nhường cho ai? ⇒ Xuất sắc, thích.

Để nắm được nội dung bài học vững hơn, các em có thể tham khảo bài giảng Thực hành về hàm ý (tiếp theo).

4. Hỏi đáp về bài Thực hành về hàm ý (tiếp theo)

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HOCTAP247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

 

Copyright © 2021 HOCTAP247