a) Điện trở của mỗi đèn là:
\(R_1=\dfrac{U^2}{\wp_1} ; R_2=\dfrac{U^2}{\wp_2}\)
Suy ra: \(\dfrac{R_1}{R_2}=\dfrac{\wp_2}{\wp_1}=\dfrac{40}{100} \Rightarrow R_2=2,5R_1\)
b) Công suất tiêu thụ của mỗi đèn là:
\(\wp_1=I^2.R_1; \wp_2=I^2.R_2\)
Suy ra: \(\dfrac{\wp_2}{\wp_1}=\dfrac{R_2}{R_1}=2,5 \Rightarrow \wp_2=2,5\wp_1\)
Vậy đèn 220V-40W sáng hơn.
Điện trở của đèn 220V-100W là:
\(R_1=\dfrac{U_1^2}{\wp_1}=\dfrac{220^2}{100}=484(\Omega)\)
Điện trở của đèn 220V-40W là:
\(R_2=2,5R_1=2,5.484=1210(\Omega)\)
Điện năng mạch điện sử dụng trong 1 giờ là:
\(A_{nt}=\dfrac{U^2}{R_1+R_2}.t=\dfrac{220^2}{484+1210}.3600\approx 103000(J)\)
c) Khi hai đèn mắc song song thì \(U_1=U_2=U=220V\)
Các đèn sử dụng đúng hiệu điện thế định mức nên các đèn đều sáng bình thường.
Vì \(\wp_1=100W> \wp_2=40W\) nên đèn 220V-100V sáng hơn.
Điện năng mạch điện sử dụng trong 1 giờ là:
\(A_{//}=(\wp_1+\wp_2).t=(100+40).3600=504000(J)\)
Copyright © 2021 HOCTAP247